Bạn đang thắc mắc MSDS là gì? Mục đích và nội dung như thế nào? Hãy cùng HVT Logistics tìm hiểu chi tiết về MSDS qua bài viết dưới đây nhé.
1. MSDS là gì?
MSDS (viết tắt của Material Safety Data Sheets) là Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất – văn bản chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của một loại hóa chất cụ thể nào đó. Mục đích sử dụng để phục vụ cho những người cần phải tiếp xúc hay làm việc với loại hóa chất đó. Bất kể là dài hạn hay ngắn hạn, giúp làm việc với hóa chất được an toàn, không bị ảnh hưởng từ nó.
MSDS là viết tắt của cụm từ tiếng anh Material Safety Data Sheets
Bạn lưu ý rằng, không phải bất cứ loại hàng hóa nào cũng phải cần đến giấy chứng nhận MSDS. Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất này thường được áp dụng cho những loại hóa chất nguy hiểm, dễ gây ra cháy nổ. Bên cạnh đó, các sản phẩm dạng bột như thực phẩm chức năng, mỹ phẩm đôi lúc cũng cần giấy chứng nhận kiểm tra an toàn hoá chất để kiểm tra về độ an toàn với người sử dụng.
>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu đồ y tế
2. Nội dung chi tiết của MSDS gồm những gì?
Nội dung chi tiết của MSDS gồm những gì?
Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS) thường được chia thành bốn phần cơ bản:
-
Thông tin về sản phẩm và công ty sản xuất (Chemical Product and Company Identification): Bao gồm tên gọi của sản phẩm (bao gồm tên hóa học, thương phẩm, và tên gọi khác), số đăng ký, và thông tin về đơn vị sản xuất.
-
Thành phần sản phẩm (Ingredient): Liệt kê các thành phần hóa học của sản phẩm và cung cấp thông tin về các phản ứng hóa học cần lưu ý.
-
Nhận dạng nguy hiểm (Hazard Identification): Mô tả những ảnh hưởng đến sức khỏe con người trong ngắn hoặc dài hạn, cũng như các thông tin về an toàn cháy nổ.
-
Biện pháp cấp cứu (First Aid Measures): Cung cấp các chỉ tiêu đo lường liên quan đến sự cấp cứu khi tiếp xúc với sản phẩm.
Ngoài ra, trong MSDS cần thể hiện các thông tin quan trọng khác như:
-
Các thuộc tính vật lý và hóa học của sản phẩm.
-
Điều kiện khi làm việc với sản phẩm và quy trình khai thác.
-
Các điều kiện tiêu chuẩn để lưu trữ và bảo quản.
-
Các quy định về đóng gói và tem mác.
3. Mục đích của MSDS (Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất)
Material Safety Data Sheets được làm ra không đơn giản chỉ để đáp ứng đúng yêu cầu của các cơ quan chức năng hay đáp ứng điều kiện cần trong việc vận chuyển thông qua đường hàng không. Mà MSDS mang nhiều mục đích quan trọng khác, như sau:
-
Nhờ dựa vào MSDS, sẽ đưa ra được các giải pháp, cùng với phương thức vận chuyển phù hợp. Nó đóng vai trò quan trọng, không chỉ trong khâu vận chuyển, mà còn giúp đảm bảo an toàn trong quá trình bốc xếp dễ hàng hóa. Nếu chẳng may gặp phải sự cố, việc xử lý cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn.
-
Material Safety Data Sheets còn cung cấp về cảnh báo nguy hiểm trong quá trình sử dụng hóa chất hoặc vật liệu. Nếu bạn không tuân thủ các khuyến nghị, cũng như hướng dẫn xử lý trong quá trình thao tác.
-
Giúp người lao động biết được các thông tin cần thiết để sử dụng vật liệu một cách an toàn.
-
Nhờ Material Safety Data Sheets mà các tổ chức sử dụng hóa chất xây dựng trong môi trường làm việc an toàn. Có các biện pháp, chương trình đào tạo cũng như các thiết bị bảo vệ với vật liệu trong quá trình làm việc.
-
Ngoài ra, Material Safety Data Sheets còn cung cấp thông tin cho người ứng cứu trong các trường hợp xảy ra sự cố. Nhận biết các triệu chứng của phơi nhiễm quá mức, đồng thời đưa ra đề xuất xử lý trong từng trường hợp cụ thể.
4. Hướng dẫn cách tìm MSDS của hóa chất
Cách tìm MSDS chính xác
Bạn có thể tìm được Material Safety Data Sheets của hóa chất bằng cách đơn giản sau: Truy cập vào đường link .
Sau đó nhấn tổ hợp tìm kiếm Ctrl +F, nhập hóa chất cần tìm vào khung tìm kiếm. Tiếp đến Download file về rồi đổi đuôi tệp là .pdf, bạn cũng có thể dịch ra tiếng việt nếu muốn.
5. Ai là người làm bảng chỉ dẫn an toàn hoá chất?
MSDS (Bảng chỉ dẫn an toàn hoá chất) sẽ được làm bởi người bán hoặc nhà cung cấp sản phẩm. Cụ thể là công ty sản xuất, hoặc là nhà phân phối – công ty thương mại, cá nhân,… Nó được làm ra để mục đích chính là khai báo. Material Safety Data Sheets hoàn chỉnh sẽ yêu cầu chính xác từ tên gọi sản phẩm, thông tin sản phẩm, thành phần, độ sôi, nhiệt độ cháy nổ, cũng như các hình thức được phép vận chuyển.
>>> Xem thêm: Ủy thác nhập khẩu ai là người nộp thuế?
6 Phân biệt TDS và MSDS
Bảng dữ liệu kỹ thuật (TDS) là tài liệu cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm, bao gồm thành phần, phương pháp sử dụng, yêu cầu vận hành, ứng dụng phổ biến, cảnh báo và hình ảnh của sản phẩm. Mục đích chính của TDS là cung cấp thông tin kỹ thuật về sản phẩm cho người sử dụng.
Trong khi đó, bảng dữ liệu an toàn hoá chất (MSDS) là tài liệu nhằm cung cấp thông tin chi tiết về các nguy hiểm mà sản phẩm hoá chất có thể gây ra. MSDS thông báo cụ thể về các yếu tố như tính chất vật lý và hóa học, nguy hiểm, biện pháp bảo vệ, xử lý sự cố và sơ cứu.
Cách phân biệt TDS và MSDS:
-
Mục tiêu: TDS nhằm cung cấp thông tin kỹ thuật về sản phẩm, trong khi MSDS nhằm cung cấp thông tin về nguy hiểm của các chất hoá học trong sản phẩm.
-
Phạm vi thông tin: TDS liệt kê nhiều thông tin khác nhau về sản phẩm, bao gồm thành phần, phương pháp sử dụng, ứng dụng phổ biến, cảnh báo và hình ảnh. MSDS tập trung vào các thông tin về tính chất vật lý, hóa học và nguy hiểm.
-
Điều chuẩn: MSDS được thiết kế theo một mẫu đã đặt được hướng dẫn bởi tiêu chuẩn ngành, trong khi TDS có thể tuân theo quyết định của nhà sản xuất sản phẩm và chứa bất kỳ thông tin nào mà họ cho là phù hợp.
Với các điểm khác biệt này, người dùng có thể phân biệt TDS và MSDS để hiểu rõ các thông tin được cung cấp về sản phẩm và nguy hiểm của nó.
Thông qua bài viết trên, bạn đã biết MSDS là gì chưa nhỉ? Hy vọng với các thông tin chúng tôi cung cấp, sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về MSDS và áp dụng nó thật hữu ích cho xuất nhập khẩu hàng hoá của mình. Nếu còn khó khăn trong việc làm thủ tục hải quan, liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 1900.299.234 để được giải đáp sớm nhất.