Được xem là một trong những mặt hàng thiết yếu, sữa bột là sản phẩm có mặt ở hầu hết các gia đình, đặc biệt là các gia đình có con nhỏ hay người cao tuổi. Khi nhu cầu lớn nhưng nguồn cung ứng trong nước không đủ thì việc nhập khẩu sữa bột là yêu cầu cần thiết được đặt ra. Vậy thủ tục nhập khẩu sữa bột như thế nào? Hãy xem bài viết dưới đây của HVT Logistics nhé !
Chính sách nhập khẩu sữa bột về Việt Nam
Nếu muốn nhập khẩu sữa bột về Việt Nam cần phải tuân thủ các chính sách đã được quy định sau đây:
-
Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.
-
Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018.
-
Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/04/2012
-
Quyết định 45/2005/QĐ-BNN ngày 25/07/2005
-
Nghị định 15/2018/NĐ-CP
Vì không nằm trong danh mục sản phẩm cấm nhập khẩu hoặc phải xin phép nên khi nhập khẩu người mua chỉ cần tiến hành thủ tục bình thường.
Theo quy định của pháp luật, sữa bột không thuộc danh mục cấm nhập khẩu vào Việt Nam, do đó có thể được nhập khẩu như bất kỳ mặt hàng thông thường nào khác. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần tuân thủ những quy định sau khi nhập khẩu sữa bột:
-
Sữa bột dành cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi cần thực hiện thủ tục công bố sản phẩm và được miễn kiểm dịch động vật.
-
Sữa bột dành cho trẻ em trên 36 tháng tuổi cần thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm và đi qua kiểm dịch động vật.
-
Các doanh nghiệp cần đăng kí kiểm tra an toàn thực phẩm để đảm bảo chất lượng và an toàn của sản phẩm sữa bột.
Mã HS CODE nhập khẩu mặt hàng sữa bột
Nhu cầu và tiềm năng trong thị trường nhập khẩu sữa bột.
Để biết rõ hơn về thông tin sản phẩm, người dùng có thể tìm hiểu thông qua HS Code của sữa bột. Mỗi sản phẩm đều có mã HS riêng vì mỗi mã đều mô tả các đặc điểm, tính chất và công dụng của sản phẩm mà nó mang mã.
Đối với sản phẩm sữa nhập khẩu với mục đích là nguyên liệu cho các chế phẩm từ sữa sẽ có nhiều mã HS như: 0401.10.10; 0401.10.90; 0401.20.10…Còn sữa bột pha sẵn sẽ có 4 mã là 0402.10.41; 0402.10.49; 0402.10.91; 0402.10.99.
Thuế nhập khẩu sữa bột
Để tính thuế nhập khẩu sữa bột, ta cần có những thông tin sau:
-
Trị giá CIF: Đây là tổng giá trị của hàng hóa, bao gồm giá trị sản phẩm, phí vận chuyển và bảo hiểm (nếu có). Trị giá CIF được tính bằng đơn vị tiền tệ quy định trong hợp đồng mua bán.
-
Mã HS code của loại hàng: Mã HS code (Harmonized System code) là mã số xác định cho từng loại hàng hóa.
-
Thuế suất nhập khẩu: Thuế suất này sẽ được xác định dựa trên mã HS code của sữa bột.
-
Phụ thuộc vào biểu thuế XNK: Theo thông tin cho trước, thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng có thể được tính theo mức ưu đãi khác nhau theo biểu thuế XNK.
Công thức tính thuế nhập khẩu sữa bột như sau:
Tính thuế nhập khẩu:
Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất
Tính thuế giá trị gia tăng:
Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x %VAT
Hồ sơ nhập khẩu mặt hàng sữa bột
Bộ hồ sơ nhập khẩu sữa bột bao gồm những loại giấy tờ sau:
-
Tờ khai hải quan
-
Hợp đồng thương mại (contract)
-
Phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa (Packing list)
-
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
-
Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O) (Nếu có)
-
Vận đơn (Bill of lading)
-
Hồ sơ công bố sản phẩm hoặc tự công bố sản phẩm
-
Hồ sơ đăng kí an toàn thực phẩm
-
Kiểm dịch động vật (đối với sản phẩm tự công bố)
-
Health Certificate
-
Các giấy tờ khác (Nếu có)
Quy trình làm thủ tục nhập khẩu sữa bột từ nước ngoài
Quy trình nhập khẩu sữa bột về Việt Nam bao gồm các bước sau:
Bước 1: Làm Công bố sản phẩm hoặc Tự công bố sản phẩm
– Doanh nghiệp nhập khẩu làm công bố hoặc tự công bố sản phẩm bằng cách nhập mẫu về.
– Thời gian xử lý khoảng từ 10 đến 15 ngày.
– Thủ tục này cần được hoàn thành trước khi đưa hàng về Việt Nam.
Bước 2: Khai tờ khai hải quan
– Doanh nghiệp thực hiện khai tờ khai hải quan trên cổng thông tin điện tử.
– Các thông tin khai báo cần dựa vào bộ hồ sơ nhập khẩu đã có và chờ kết quả phân luồng.
Bước 3: Mở tờ khai hải quan
– Doanh nghiệp mang bộ hồ sơ nhập khẩu cùng với tờ khai đã phân luồng đến nộp tại chi cục hải quan.
– Đăng ký kiểm dịch động vật và kiểm tra an toàn thực phẩm cùng được thực hiện tại bước này.
– Đăng ký kiểm dịch được thực hiện online thông qua cổng thông tin một cửa Quốc gia.
– Hồ sơ đăng ký kiểm dịch bao gồm đơn đăng ký kiểm dịch nhập khẩu, Health Certificate được cấp bởi nước xuất khẩu, 1 bản Copy Công văn cam kết Health, Certificate of registration (Cục thú y có thể yêu cầu cung cấp thêm mã số nhà máy sản xuất).
– Thời gian thực hiện từ 2 đến 5 ngày.
– Sau khi Cục Thú y gửi văn bản đồng ý cho kiểm dịch và chỉ định cơ quan tiến hành công tác kiểm dịch sản phẩm, doanh nghiệp tiếp tục khai báo kiểm dịch theo hướng dẫn và nhận chứng thư kiểm dịch.
Kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm
– Doanh nghiệp đăng kí kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm cùng lúc với kiểm dịch thực vật.
– Hồ sơ đăng ký kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm đơn đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm, bản sao tự công bố sản phẩm, bản sao Vận đơn, bản sao hoá đơn, tờ khai hải quan nhập khẩu.
– Thời gian hoàn tất thủ tục nhanh chóng từ 2 đến 3 ngày làm việc.
Sau khi có kết quả của các hồ sơ kiểm tra, doanh nghiệp nhận kết quả và bổ sung hồ sơ để tiến hành thông quan lô hàng.
Bước 4: Thông quan hàng hóa
– Sau khi kiểm tra lại hồ sơ hàng hóa và không có vấn đề phát sinh, tờ khai hải quan sẽ được thông quan.
– Doanh nghiệp cần đóng thuế cho hải quan để hàng được thông quan.
– Nếu có vấn đề phát sinh, doanh nghiệp cần xử lý và bổ sung lại hồ sơ để tiếp tục.
Bước 5: Nhận hàng và vận chuyển về kho.
Lưu ý khi nhập khẩu mặt hàng sữa bột
-
Phải nghiên cứu và chuẩn bị đầy đủ các thủ tục cần thiết để nhập khẩu mặt hàng sữa bột.
-
Phải đề cao và chú ý trong việc công bố sản phẩm ở lần đầu tiên vì bạn chưa có kinh nghiệm nên có thể sai sót và gây nhiều tốn kém về thời gian và tiền bạc. Còn những lần sau thì chỉ cần thực hiện theo các bước đã thực hiện ở lần đầu.
-
Với các sản phẩm có xuất xứ từ Nhật, Hàn hay các nước Châu Âu thì khi nhập khẩu, doanh nghiệp tại Việt Nam cần xin CO để có các ưu đãi về thuế.
-
Lưu ý về khâu bảo quản đối với hàng hóa để tránh hư hại gây ảnh hưởng tới chất lượng sữa và sức khỏe người dùng.
-
Ngoài ra, khi chất lượng không đảm bảo thì sữa bột đó cũng không thể thông quan do không đạt kiểm định về an toàn thực phẩm. Điều này sẽ gây nhiều tổn thất cho doanh nghiệp.
Trên đây là chia sẻ của HVT Logistics về thủ tục nhập khẩu sữa bột như thế nào cho chính xác, hy vọng bài viết sẽ đem lại nhiều giá trị. Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ xuất nhập khẩu, xin liên hệ với chúng tôi tại:
Công ty TNHH TM&DV xuất nhập khẩu HVT
Địa chỉ: 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 1900.299.234
Email: [email protected]
Fanpage: