Việc tạm nhập tái xuất hàng hoá hiện này ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Hãy cùng HVT Logistics tìm hiểu khái niệm tạm nhập tái xuất hàng hoá là gì cùng với ví dụ cụ thể qua bài viết dưới đây nhé.
1. Tạm nhập tái xuất hàng hóa là gì?
Tạm nhập tái xuất hàng hoá là gì?
Căn cứ vào Điều 29, Luật Thương mại 2005 số 36/2005/QH11 đã nêu khái niệm của Tạm nhập tái xuất hàng hoá:
“- Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.”
Như vậy:
– Tạm nhập là quá trình cho phép hàng hoá nước ngoài đi qua lãnh thổ một quốc gia khác trong một khoảng thời gian nhất định trước khi xuất khẩu sang thị trường của quốc gia thứ ba.
– Tái xuất là giai đoạn tiếp theo sau quá trình tạm nhập. Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam được xuất khẩu sang một quốc gia khác. Về mặt cơ bản, hàng hoá này đã trãi qua quá trình xuất khẩu hai lần, do đó được gọi là tái xuất.
Một số các mặt hàng tạm nhập, tái xuất ở Việt Nam là máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn, mẫu không thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu; Hàng hoá được phép tạm nhập, tái xuất theo các hợp đồng thuê, mượn của thương nhân Việt Nam ký với bên nước ngoài để sản xuất, thi công.
>>> Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu máy phát điện về Việt Nam
2. Ví dụ tạm nhập tái xuất hàng hoá
Các bạn có thể tham khảo ví dụ:
“Với lý do điều kiện máy móc, thiết bị và dụng vụ y tế tại Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh trong nước. Vì vấn đề này nên có một số tổ chức nước ngoài muốn giúp đỡ Việt Nam, nên đã đưa các trang thiết bị y tế vào để hỗ trợ Việt Nam thì sẽ xuất hiện hình thức tạm nhập tái xuất. Sau khi hoàn thành được mục đích nhân đạo khám chữa bệnh, sẽ tái xuất các máy móc, thiết bị lại nước đã hỗ trợ.”
3. Mục đích của tạm nhập, tái xuất hàng hoá
Tạm nhập tái xuất nhằm thực hiện nhiều mục đích khác nhau
Nhiều doanh nghiệp lựa chọn hàng hóa tạm nhập tái xuất nhằm phục vụ các mục đích, lợi ích khác nhau:
-
Mục đích đầu tiên có thể đây là hình thức kinh doanh của đơn vị. Đơn vị kinh doanh hình thức này cần được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp. Cũng như đã được Bộ Công Thương cấp Mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất hàng hóa.
-
Ngoài ra, nó còn phục vụ cho mục đích hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng hoặc thuê mượn. Sau khi được tiến hành bảo hành, bảo dưỡng, hoặc thuê mượn. Hàng hóa tạm nhập tái xuất trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó thương nhân nước ngoài lại tiếp tục tái xuất hàng hóa đó ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
-
Phục vụ cho mục đích tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài. Hàng hóa sau khi tạm nhập vào Việt Nam để tái chế, bảo hành sẽ được tái xuất lại chính nơi xuất khẩu ban đầu.
-
Mục đích thường gặp là để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ hoặc là triển lãm thương mại. Mục đích chính của hình thức này là đưa thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng, để kích cầu giao thương trong và ngoài nước.
-
Phục vụ cho hoạt động nhân đạo và mục đích khác. Ví dụ Việt Nam tạm nhập các thiết bị, máy móc, dụng cụ y tế để đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh trong nước. Sau đó sẽ tái xuất lại các nước đã hỗ trợ các máy móc, trang thiết bị, dụng cụ khám chữa bệnh này.
4. Ưu nhược điểm của tạm nhập tái xuất
Bên cạnh đó thì hình thức này cũng tồn tại những ưu điểm và nhược điểm như sau:
Ưu điểm
-
Giúp thúc đẩy phát triển nhiều dịch vụ có liên quan như hậu cần, bốc xếp, kho bãi, vận tải đường thủy, đường bộ, bảo hiểm,… Giúp thu được phí và tạo việc làm cho nhiều người.
-
Đã giúp doanh nghiệp tham gia vào việc luân chuyển dòng hàng hóa quốc tế. Hỗ trợ nâng cao năng lực giao nhận, vận tải của các doanh nghiệp Việt Nam ở trên thị trường quốc tế.
-
Nâng cao hội nhập kinh tế với nhiều quốc gia khác trên toàn thế giới.
Nhược điểm
-
Doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro về giá. Nguyên nhân chủ yếu là do hợp đồng bán có thể phát sinh trước hợp đồng mua.
-
Thời hạn tái xuất tại Việt Nam là 60 ngày. Nên có thể gây ra sự chèn ép về thủ tục, cũng như về giá của bên nhập khẩu hàng tái xuất đối với các doanh nghiệp.
-
Bên cạnh đó còn có các rủi ro liên quan đến việc hàng hóa không đúng với khai báo, hàng hóa không thể tái xuất xử lý, hàng hóa gây ô nhiễm môi trường,…
5. Các hình thức tạm nhập, tái xuất
Theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, tổng cộng có 5 hình thức như sau:
-
Tạm nhập tái xuất dựa theo hình thức kinh doanh;
-
Tạm nhập tái xuất dựa theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn;
-
Tạm nhập tái xuất để mục đích tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài
-
Tạm nhập tái xuất hàng hóa để nhằm mục đích trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại;
-
Tạm nhập tái xuất sản phẩm với hình thức nhân đạo và mục đích khác;
Tạm nhập tái xuất không phải là một giải pháp phù hợp cho tất cả các doanh nghiệp. Tùy thuộc vào tình hình và chiến lược kinh doanh của từng doanh nghiệp mà tạm nhập tái xuất có thể mang lại lợi ích hoặc rủi ro khác nhau. Chính vì vậy, việc tìm hiểu và đánh giá kỹ lưỡng trước khi áp dụng chiến lược này là rất quan trọng để đảm bảo sự thành công và phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
6. Các mặt hàng tạm nhập, tái xuất ở Việt Nam
Các mặt hàng tạm nhập tái xuất ở Việt Nam là những mặt hàng được nhập khẩu vào Việt Nam từ một nước ngoài và sau đó được xuất khẩu sang một nước khác. Những mặt hàng này không qua xử lý, sửa chữa hay thay đổi bất kỳ tính chất nào trên lãnh thổ Việt Nam. Những mặt hàng tạm nhập tái xuất thường là hàng hóa chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Mỹ và Nhật Bản. Các mặt hàng tạm nhập, tái xuất ở Việt Nam có thể là máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng được tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài hoặc tạm xuất để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay Việt.
Ngoài ra, còn có các hàng hoá khác như chất thải nguy hại, phế liệu, phế thải, và hàng hoá thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập. Việc nhập khẩu và xuất khẩu các mặt hàng tạm nhập tái xuất được quản lý chặt chẽ bởi các cơ quan chức năng của Chính phủ Việt Nam, bao gồm Bộ Công Thương và Tổng Cục Hải Quan. Các quy định nhập khẩu và xuất khẩu đối với các mặt hàng này được đặt ra để đảm bảo an toàn, chất lượng và tuân thủ các quy định pháp luật của các nước liên quan.
Tuy nhiên, việc nhập khẩu và xuất khẩu các mặt hàng tạm nhập tái xuất cũng gặp phải một số thách thức và rủi ro, như việc giả mạo xuất xứ hàng hóa hoặc vi phạm các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong tổng thể, các mặt hàng tạm nhập tái xuất ở Việt Nam đóng góp quan trọng vào hoạt động xuất khẩu của đất nước và đồng thời tạo ra một số cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực nhập khẩu và xuất khẩu.
Trên đây là chia sẻ của HVT Logistics về hàng tạm nhập tái xuất là gì và các thông tin liên quan, hy vọng bài viết đem lại nhiều giá trị.
>>> Xem thêm: So sánh nhập khẩu tiểu ngạch và chính ngạch
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua:
Công ty TNHH TM&DV xuất nhập khẩu HVT
Địa chỉ: 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 1900.299.234
Email: [email protected]
Fanpage:
Câu hỏi thường gặp (FAQ)
1. Tạm nhập tái xuất tiếng Anh là gì?
Trả lời: Tạm nhập tái xuất tiếng Anh là Temporary import and re-export. Trong đó, tạm nhập là “temporary import” và tái xuất là “re-export”
2. Hàng tạm nhập tái xuất có phải nộp thuế không?
Trả lời: Căn cứ theo Khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính thì hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu (hàng tạm nhập tái xuất) thuộc đối tượng không cần phải nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT).