Nếu bạn đang có dự định chuyển hàng hoá bằng container, bạn có thể đã nghe đến các thuật ngữ SOC và COC. Vậy bạn có biết cont SOC là gì trong xuất nhập khẩu không? Sự khác biệt giữa Cont SOC và Cont COC là gì?
Trong bài viết dưới đây, HVT Logistics sẽ giúp bạn giải đáp A-Z những thắc mắc trên.
1. SOC là gì trong xuất nhập khẩu?
SOC (viết tắt của cụm từ Shipper Owned Container) là container thuộc quyền sở hữu của người gửi hàng (shipper). Khi nhận Cont SOC về kho riêng, consignee có toàn quyền sử dụng, sở hữu mà không phải chuyển rỗng hay trả phí DEM/DET cho hãng tàu.
SOC là viết tắt của Shipper Owned Container trong xuất nhập khẩu
Trong trường hợp đặc biệt có thoả thuận riêng giữa shipper và consignee về việc chuyển trả SOC, container sẽ được tái xuất trả lại cho shipper khi consignee nhận được hàng.
>>> Xem thêm: D/O trong xuất nhập khẩu là gì?
2. Lợi ích của Container SOC
Sử dụng Cont SOC có nhiều lợi ích cho chủ hàng, cụ thể như sau:
-
Tiết kiệm chi phí: Chủ hàng sở hữu SOC Container, không phải trả cont rỗng cho hãng tàu và tránh phí detention. Việc tự quản lý container giúp tránh việc chọn nhầm cont xấu, tiết kiệm chi phí sửa chữa không đáng có.
-
Linh hoạt và chủ động: Sử dụng SOC Container giúp người gửi hàng kiểm soát và chủ động hơn trong quá trình vận chuyển. Đặc biệt hiệu quả đối với những nơi có thủ tục xuất nhập khẩu phức tạp hoặc nguy cơ rủi ro tiềm ẩn tại cảng biển.
-
Giảm thiểu rủi ro: Việc sử dụng container SOC giúp giảm thiểu rủi ro về việc chọn nhầm cont xấu, hư hỏng hàng hóa và đảm bảo an toàn cho quá trình vận chuyển. Điều này giúp bảo vệ hàng hóa khỏi những yếu tố thời tiết bất lợi như mưa lớn, bão lũ, giữ cho hàng hóa không bị hư hại.
-
Kiểm soát chuỗi cung ứng: Người gửi hàng có thể tự quản lý và chủ động trong việc cung cấp container đóng hàng, tối ưu hóa số lượng container sẵn có.
3. Cont COC là gì trong xuất nhập khẩu?
COC – Carrier Owned Container
COC (viết tắt của Carrier Owned Container) là container thuộc sở hữu của hãng tàu. Đây là một loại container được cung cấp bởi hãng tàu cho shipper khi shipper ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa với hãng tàu. Khi sử dụng Cont COC, shipper phải tuân theo các điều khoản và điều kiện của hãng tàu, bao gồm cước vận chuyển, thời gian và điểm đến cho hàng hóa.
Thông thường, COC sẽ được sử dụng khi shipper cần vận chuyển với số lượng hàng ít, không cần dùng đến container riêng. Sau khi vận chuyển xong và hàng hoá được dỡ xuống điểm đến, người nhận hàng sẽ trả lại COC cho hãng tàu và kết thúc mọi trách nhiệm đối với container đó.
>>> Tham khải dịch vụ: Vận chuyển hàng từ Pháp về Việt Nam
4. Phân biệt Cont SOC và Cont COC
Để phân biệt được Cont SOC và Cont COC, bạn có thể nhìn vào các thông tin trên container, như:
-
Logo: Nếu container có logo của hãng tàu (ví dụ: Maersk, MSC, CMA-CGM,…) thì đó là Cont COC. Nếu container không có logo hoặc có logo của shipper, forwarder hoặc nhà vận chuyển không tàu thì đó là Cont SOC.
-
Số hiệu: Nếu bốn chữ cái đầu của số hiệu container trùng với tên viết tắt của hãng tàu (ví dụ: HLXU, MSCU, CGMU,…) thì đó là Cont COC. Nếu bốn chữ cái đầu của số hiệu container là NONE hoặc khác với tên viết tắt của hãng tàu thì đó là Cont SOC.
Lời kết
Trên đây, HVT Logistics đã giúp bạn biết được cont SOC là gì trong xuất nhập khẩu và những thông tin hữu ích liên quan. Trên thực tế, SOC và COC là hai loại container khác nhau trong xuất nhập khẩu. SOC là container thuộc sở hữu của shipper, còn COC là container thuộc sở hữu của hãng tàu. Mỗi loại container có những đặc điểm vượt trội trong các trường hợp vận chuyển khác nhau.
Do đó, tùy vào nhu cầu và điều kiện, bạn có thể lựa chọn sử dụng Cont SOC hay Cont COC sao cho phù hợp nhất với việc giao nhận hàng hóa của mình. Chúc bạn thành công!
>>> Nếu có nhu cầu làm giấy tờ thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu, tham khảo: Dịch vụ làm thủ tục hải quan uy tín tại Hà Nội