Nếu bạn là người làm xuất nhập khẩu, logistics hay thủ tục hải quan, chắc hẳn bạn đã ít nhất 1 lần nghe đến thuật ngữ FOB. Vậy FOB là gì? FOB có ý nghĩa gì trong mua bán hàng hóa quốc tế? Cách tính giá FOB như thế nào? Trách nhiệm của người bán và người mua trong hợp đồng FOB ra sao?
Bài viết này, HVT Logistíc sẽ giúp bạn giải đáp từ A-Z những câu hỏi trên một cách chi tiết và dễ hiểu nhất! Cùng bắt đầu nhé!
1. FOB là gì?
FOB là viết tắt của Free on board, hiểu theo tiếng Việt: “Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu”. Điều này có nghĩa, nếu hàng hóa chưa được bốc xếp lên tàu thì trách nhiệm vẫn là của người bán. Ngược lại, nếu lô hàng đã được xếp lên tàu thì người mua sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Vì vậy, điểm chuyển giao rủi ro của FOB là: Lan can tàu tại cảng xếp hàng.
FOB là một trong 11 điều khoản giao hàng trong mua bán hàng hóa quốc tế và được thể hiện trong Incoterms 2020.
FOB là viết tắt của Free On Board
Khi áp dụng FOB trong mua bán hàng hóa, người bán có trách nhiệm vận chuyển hàng từ kho người bán tới cảng và xếp hàng hóa lên tàu. Trong quá trình này, người bán sẽ chịu mọi chi phí chuyển hàng, thủ tục xuất khẩu, thông quan, thuế (nếu có) cùng các chi phí phát sinh khác.
Người mua sẽ có trách nhiệm book tàu chuyển hàng, chịu cước biển, làm thủ tục nhập khẩu, nộp thuế (nếu có) cùng các chi phí phát sinh khác cho tới khi lô hàng về tới kho người mua.
>>> Xem thêm: CFR là gì?
2. Thuật ngữ liên quan đến FOB
Ngoài định nghĩa FOB cơ bản, có hai thuật ngữ khác của điều kiện này mà bạn cần biết: FOB Shipping Point và FOB Destination.
FOB Shipping Point
FOB Shipping Point hay FOB Origin (Miễn trách nhiệm Tại Điểm Xếp Hàng) có nghĩa là người bán hoàn thành trách nhiệm khi hàng hóa được giao cho đơn vị vận chuyển tại lan can tàu. Từ đây, người mua sẽ chịu trách nhiệm và rủi ro từ khi hàng hóa rời khỏi kho người bán.
FOB Destination
FOB Destination (Miễn trách nhiệm Tại Điểm Đến) có nghĩa là người bán hoàn thành trách nhiệm khi hàng hóa được giao cho người mua tại điểm đến. Người bán sẽ chịu trách nhiệm và rủi ro cho đến khi hàng hóa đến tay người mua.
3. Công thức tính giá FOB
Giá FOB được hiểu là giá hàng hóa tại cửa khẩu ở quốc gia của người bán. Chúng bao gồm cước phí vận chuyển lô hàng cảng, thủ tục thông quan xuất khẩu và thuế xuất khẩu (nếu có). Cụ thể, công thức tính giá FOB như sau:
Giá FOB = Giá EXW + Chi phí vận chuyển ra cảng + Chi phí xếp dỡ hàng hóa + Chi phí làm thủ tục xuất khẩu + Thuế xuất khẩu (nếu có)
Trong đó:
-
Giá EXW: là giá hàng hóa tại kho người bán, chưa bao gồm bất kỳ chi phí nào khác.
-
Chi phí vận chuyển ra cảng: là chi phí để chuyển hàng từ kho người bán đến cảng xếp hàng.
-
Chi phí xếp dỡ hàng hóa: là chi phí để xếp hàng lên tàu hoặc container.
-
Chi phí làm thủ tục xuất khẩu: là chi phí để hoàn thành các giấy tờ pháp lý cần thiết cho việc xuất khẩu hàng hóa.
-
Thuế xuất khẩu: là thuế mà người bán phải nộp cho Nhà nước khi xuất khẩu hàng hóa.
Ví dụ: Người bán ở Việt Nam bán 1000 kg gạo cho người mua ở Trung Quốc với giá EXW là 10.000 VND/kg. Chi phí vận chuyển ra cảng Hải Phòng là 500 VND/kg. Chi phí xếp dỡ hàng hóa là 200 VND/kg. Chi phí làm thủ tục xuất khẩu là 300 VND/kg. Thuế xuất khẩu gạo là 5%.
Giá FOB của người bán sẽ là:
Giá FOB = ((10.000 + 500 + 200 + 300) + ((10.000 + 500 + 200 + 300) x 5%)) x 1000 = 11.315.000 VND
>>> Xem thêm: Hướng dẫn tính giá CIF chính xác
4. Trách nhiệm của người bán và người mua trong hợp đồng FOB
Theo điều khoản FOB, trách nhiệm của người bán và người mua được quy định như sau:
Trách nhiệm của người bán
-
Cung cấp hàng hóa đúng và đủ số lượng theo hợp đồng và chứng từ liên quan.
-
Chịu chi phí và rủi ro cho đến khi hàng hóa được xếp lên tàu tại cảng xếp.
-
Thông báo cho người mua về việc giao hàng và xác nhận việc xếp hàng lên tàu.
-
Làm thủ tục thông quan, xuất khẩu và nộp thuế xuất khẩu (nếu có).
-
Cung cấp cho người mua chứng từ vận chuyển (vận đơn biển hay phiếu gửi hàng).
Trách nhiệm của người mua
-
Thanh toán đầy đủ theo giá hàng hóa được ghi trong hợp đồng.
-
Chịu chi phí và rủi ro từ khi hàng hóa được xếp lên tàu tại cảng xếp.
-
Book tàu vận chuyển hàng và thông báo cho người bán về tên tàu, điểm giao nhận và thời gian xếp hàng.
-
Làm thủ tục nhập khẩu và nộp thuế nhập khẩu (nếu có).
-
Nhận chứng từ vận chuyển từ người bán và lấy hàng hóa từ nhà vận chuyển.
Lời kết
FOB là một điều khoản giao hàng phổ biến trong mua bán hàng hóa quốc tế. Để hiểu rõ FOB là gì, bạn cần nắm được các thông tin, quy định để việc vận chuyển được thuận lợi nhất.
Đồng thời, bạn cũng cần biết cách tính giá FOB chuẩn nhất và trách nhiệm của người bán – người mua trong hợp đồng FOB để tránh xảy ra rủi ro tranh chấp không đáng có.
Hy vọng sau bài viết này, HVT Logistic đã cung cấp cho bạn đầy đủ những những thông tin hữu ích về FOB để bạn có thể áp dụng trong trường hợp của mình. Nếu bạn có thắc mắc hay cần tư vấn về FOB, xin liên hệ với chúng tôi tại:
Công ty TNHH TM&DV xuất nhập khẩu HVT
Địa chỉ: 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 1900.299.234
Email: [email protected]
Fanpage: