Bạn nghe mọi người nói nên vận chuyển hàng FCL, nên vận chuyển hàng LCL nhưng vẫn chưa biết khái niệm chính xác của chúng? Nên chọn cái nào cho phù hợp với hàng hoá của mình. Hãy tham khảo bài viết này của chúng tôi nhé !
1. FCL và LCL là gì?
FCL là viết tắt của “Full Container Load” ở Việt Nam hay gọi là Hàng nguyên công, trong vận chuyển quốc tế nó có nghĩa là đặt nguyên một công để vận chuyển hàng hoá của mình. Đối với các loại hàng hoá nặng và có khối lượng lớn thì người gửi hàng sẽ đặt cả một container mà không bị ghép hàng với ai cả. Điều này giúp việc bảo mật hàng hoá được tăng lên và đơn giản hoá các công việc hậu cần vận tải biển.
LCL là viết tắt của “Less than Container Load”, là một thuật ngữ chuyên ngành vận chuyển. Chúng được sử dụng khi hàng của một người không hoàn toàn lấp đầy một container mà cần ghép chung với hàng của người khác. Container sẽ được chia làm nhiều phần để chứa hàng LCL của từng người sẽ tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian vận chuyển linh hoạt hơn.
Sự khác nhau giữa FCL và LCL trong xuất nhập khẩu
Các bên trung gian nhận vận chuyển thường đặt hàng theo LCL rồi ghép thành một công FCL, sau đó hàng hoá sẽ được phân loại theo cảng hoặc nơi vận chuyển hàng.
2. Sự khác biệt rõ rệt giữa container FCL và LCL
– Các sản phẩm nặng và cồng kềnh phù hợp với FCL còn hàng nhỏ thì phú hợp với LCL.
– Chi phí của hàng FCL dễ bị biến động so với LCL.
– Tàu chở hàng rời dùng cho các loại hàng dạng hạt
– Container lùn (Half-height container) phù hợp với các loại hàng nặng
3. Điều kiện vận chuyển hàng FCL & LCL
Để vận chuyển hàng FCL, người gửi sẽ phải đặt ít nhất nguyên một công, đối với hàng LCL thì không nhất thiết phải đặt cả công; chỉ cần đặt trước một phần của công.
Tuy nhiên, đối với FCL thì hàng của bên trong chỉ thuộc sở hữu của một công ty/ doanh nghiệp còn LCL thì hàng hoá có thể thuộc sở hữu của nhiều công ty khác nhau.
Hàng FCL thường vận chuyển nhanh hơn LCL vì họ đặt toàn bộ container nên không cần phải phân loại cũng như thời gian đóng hàng tại các cảng. Thời gian tại cảng cũng như các vấn đề về hải quan cũng thấp hơn. Đối với hàng LCL sẽ mất thời gian để phân loại, làm các hoá đơn chứng từ, thời gian xếp dỡ hàng cũng lâu hơn FCL.
Mặc dù phí vận chuyển của LCL thấp hơn FCL nhưng các khoản phí xử lý cũng như các chứng từ liên quan của hàng LCL không được cụ thể và rõ ràng nên cần cân nhắc trước khi chọn.
Cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn hình thức FCL hay LCL
4. Chi phí vận chuyển hàng FCL và LCL như thế nào?
Về chi phí vận chuyển hàng thì việc đặt một container FCL sẽ đắt hơn so với LCL do có khối lượng tuyệt đối.
Đối với các loại hàng hoá nhỏ, thì LCL luôn có giá tốt hơn. Tuy nhiên nếu khối lượng hàng hoá quá lớn, các bên vận tải hàng hoá sẽ phải cân bằng chi phí cho cả hàng FCL và LCL. Ngoài tiền vận chuyển, sẽ phụ phí vận tải biển và phí kiểm đếm sẽ được tính cho người nhập hàng.
Với hàng FCL, cước phí được tính trên từng container. Nhưng với LCL thì cước vận chuyển dựa trên khối lượng hàng hoá. Khi vượt quá giới hạn trọng lượng nhất định, cước phí sẽ được tính thêm dựa trên trọng lượng thay vì kích thước của hàng hoá.
5. Yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn FCL hay LCL
Yếu tố chính cần cân nhắc khi lựa chọn FCL hay LCL chính là thời gian vận chuyển. Vì hàng LCL hàng hoá sẽ chỉ được chất lên công khi người đặt công nhận đủ hàng để chất đầy container, sẽ khiến thời gian nhận hàng của khách hàng không được ổn định. Vì vậy khi chọn LCL, các bạn nên tìm hiểu ngày chất hàng lên công, hành trình công đi đến những đâu, lịch trình và ngày dự kiến nhận hàng để tránh mất nhiều thời gian.
Việc lựa chọn giữa FCL hay LCL khá đơn giản chỉ cần dựa vào khối lượng của hàng hoá, hàng to thì đặt FCL hàng nhỏ thì đặt LCL. Nhưng để lựa chọn chính xác thì phải cần bằng giữa chi phí và sự thuận tiện trong quá trình vận chuyển.
Vận chuyển hàng bằng container là cách thuận tiện nhất khi vận sang nước ngoài, vì chúng được làm từ các vật liệu bên như thép, nhôm, sợi polyester,… Kích thước của các công phải theo thông số kỹ thuật do Tổ chức tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO) quy định là 8, 10, 20, 30 hoặc 40 feet.
Dựa vào khối lượng hàng hoá để lựa chọn hình thức FCL hay LCL
6. Đặc điểm của Container FCL và LCL
Mỗi loại container sẽ có một tính năng khác nhau, dưới đây là một số đặc điểm phổ biến:
– Thiết kế dạng hầm có cửa ở hai đầu.
– Container có thể mở được cửa ở cả 2 mặt
– Công có thể nhấc mái lên và phủ bạt di động.
– Container lạnh được sử dụng cho các loại mặt hàng động lạnh hoặc dễ hỏng.
– Các loại Container Flat Rack không có mai che và hai bên hông, có khung ở hai đầu có thể đóng mở dùng cho các loại hàng hoá quá khổ.
– Container bồn dùng để chở các loại hàng lỏng.
Trên đây là khái niệm FCL và LCL là gì cũng như yếu tố giúp bạn lựa chọn 2 hình thức để tiết kiệm chi phí cũng như thời gian vận chuyển hàng hoá. Hy vọng bài viết của HVT Logistics sẽ giúp ích cho quá trình nhập khẩu hàng hoá của bạn.
FAQ (Câu hỏi thường gặp)
1. Khi nào chọn FCL và LCL?
Trả lời: Nếu hàng đi thường xuyên và luôn có thể tích trên 15 mét khối thì chọn hình thức FCL sẽ tiết kiệm hơn LCL. Nếu không thường xuyên gửi hàng và hàng thấp hơn 15 mét khối thì lựa chọn hình thức LCL.
2. Hàng nguyên container là gì?
Trả lời: Hàng nguyên container là số lượng hàng hóa đủ để xếp hết trọng tải hoặc dung tích một container viết tắt là FCL (Full Container Load).
3. LCL shipments là gì?
Trả lời: LCL shipments là hình thức vận chuyển nhiều lô hàng lẻ của nhiều chủ khác nhau để chung một container hàng giúp tiết kiệm chi phí không phải thuê nguyên một container như hình thức FCL.
Mọi chi tiết về dịch vụ vận chuyển hàng hoá quốc tế, xin liên hệ với chúng tôi tại:
Công ty TNHH TM&DV xuất nhập khẩu HVT
Địa chỉ: 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 1900.299.234
Email: [email protected]
Fanpage: