Đồ gia dụng là những vật dụng được sử dụng trong nhà để hỗ trợ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, giúp cuộc sống trở nên tiện nghi và dễ dàng hơn (ví dụ: nồi cơm điện, máy sấy, máy lọc không khí,…). Đồ gia dụng có thể được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau như Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan và đặc biệt là Trung Quốc. Vậy làm thủ tục nhập khẩu đồ gia dụng như thế nào? Xem ngay bài viết dưới đây của HVT Logistics nhé !
1. Chính sách nhập khẩu đồ gia dụng
Đồ gia dụng nhà bếp nhập khẩu
Chính sách nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam được quy định trong:
-
Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018;
-
Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/1/2015;
-
Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013
-
Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017;
-
Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018;
-
Công văn 1267/TCHQ-GSQL ngày 09/03/2018;
-
Thông báo 1850/ATTP-VP ngày 12/08/2020;
-
Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.
Theo đó thì hàng gia dụng không thuộc danh mục cấm nhập khẩu, nhưng riêng đối với hàng đã qua sử dụng thì thuộc danh mục cấm nhập khẩu.
Khi làm thủ tục nhập khảu cần lưu ý những điểm sau:
-
Đối với đồ gia dụng tiếp xúc với thực phẩm, cần thực hiện công bố ATTP (An toàn thực phẩm) theo quy định.
-
Đối với đồ gia dụng điện tử, cần kiểm tra chất lượng và đạt hiệu suất năng lượng tối thiểu theo quy định.
-
Mọi đồ gia dụng nhập khẩu đều phải được kiểm tra chất lượng trước khi xuất xưởng.
-
Xác định mã HS (Hướng dẫn người sử dụng) là vô cùng quan trọng khi làm thủ tục nhập khẩu đồ gia dụng.
2. Dán nhãn hàng nhập khẩu
Quy định về việc dán nhãn lên hàng hóa nhập khẩu không mới. Tuy nhiên, từ khi ban hành Nghị định 128/2020/NĐ-CP, việc này đã được giám sát nghiêm ngặt hơn. Mục đích của việc dán nhãn hàng hóa nhập khẩu là giúp các cơ quan quản lý hành chính có thể kiểm soát hàng hóa, xác định nguồn gốc và đơn vị chịu trách nhiệm về hàng hóa. Do đó, việc dán nhãn lên hàng hóa là một bước không thể thiếu khi nhập khẩu đồ gia dụng từ các quốc gia khác nhau.
Nội dung của nhãn mác
Ngoài việc phải dán nhãn, nội dung của nhãn cũng rất quan trọng. Nội dung của nhãn mác cho các mặt hàng được quy định trong Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Đối với đồ gia dụng, một nhãn mác đầy đủ nên bao gồm các thông tin sau:
– Thông tin của người xuất khẩu (địa chỉ, tên công ty);
– Thông tin của người nhập khẩu (địa chỉ, tên công ty);
– Tên hàng hóa và thông tin liên quan đến hàng hóa;
– Nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
Đó là những thông tin cơ bản cần được hiển thị trên nhãn hàng hóa. Nếu có thông tin bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ khác, cần có bản dịch. Trong quá trình nhập khẩu đồ gia dụng, nếu có sự cố, hải quan kiểm tra sẽ quan tâm đến nội dung của nhãn.
Vị trí dán nhãn trên hàng hóa
Việc dán nhãn lên hàng hóa là cần thiết, nhưng việc dán đúng vị trí còn quan trọng hơn. Khi nhập khẩu, nhãn hàng hóa cần được dán lên các bề mặt của kiện hàng, chẳng hạn như trên thùng carton, trên kiện gỗ hoặc trên bao bì sản phẩm. Hoặc, nó có thể được dán bất kỳ nơi nào miễn là dễ kiểm tra và dễ nhìn thấy. Việc dán nhãn đúng vị trí sẽ giúp tiết kiệm thời gian kiểm tra hải quan khi làm thủ tục nhập khẩu đồ gia dụng.
Đối với các hàng hóa bán lẻ trên thị trường, cần thêm nhiều thông tin khác như tên nhà sản xuất, lượng hàng hóa, thông số kỹ thuật, ngày tháng sản xuất và các cảnh báo an toàn.
Rủi ro khi không dán nhãn
Việc dán nhãn lên hàng hóa đúng quy định theo luật pháp. Nếu không dán nhãn hoặc nội dung nhãn không chính xác khi nhập khẩu, người nhập khẩu sẽ đối mặt với những rủi ro sau:
– Bị phạt tiền theo quy định, mức phạt được quy định tại Điều 22 của Nghị định 128/2020/NĐ-CP.
– Mất quyền được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt do chứng nhận xuất xứ sẽ bị từ chối.
– Sản phẩm có thể bị mất mát hoặc bị hư hỏng do thiếu nhãn cảnh báo khi xếp dỡ và vận chuyển.
Việc dán nhãn đúng cách là rất quan trọng để tuân thủ quy định và tránh các rủi ro pháp lý và hậu quả tiêu cực.
3. Mã HS đồ gia dụng nhập khẩu
Mã HS là một chuỗi số được quy định cho từng loại hàng hóa cụ thể trên toàn cầu. Giữa các quốc gia, mã HS cho một mặt hàng thường có ít nhất từ 4 đến 6 số đầu giống nhau. Do đó, khi nhập khẩu đồ điện tử, nên tham khảo mã HS được cung cấp bởi người bán hàng.
Không có mã HS chung cho hàng đồ gia dụng mà chỉ có mã HS cho từng loại mặt hàng cụ thể, liên hệ hotline của HVT Logistics để được tư vấn cụ thể.
4. Thuế nhập khẩu đồ gia dụng
Thuế nhập khẩu đồ gia dụng có nhiều mức khác nhau tùy thuộc vào mặt hàng. Ví dụ như Đồ gia dụng nhà bếp có mức thuế giao động từ 22% đến 35%.
Cách tính thuế:
Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x Mức thuế suất
Trong đó: Trị giá CIF bao gồm giá trị hàng hóa, cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm.
5. Hồ sơ nhập khẩu đồ gia dụng
Hồ sơ nhập khẩu đồ gia dụng bao gồm những chứng từ sau:
-
Hợp đồng thương mại (Purchase Order or Contract): 01 bản sao y, Chứa thông tin về người mua, người bán, tên hàng hóa, số lượng, giá trị, điều khoản thanh toán, v.v.
-
Hóa đơn thương mại (Invoice): 01 bản gốc, Chứa thông tin chi tiết về hàng hóa, giá trị, mã HS, điều khoản thanh toán, v.v.
-
Phiếu đóng gói (Packing List): 01 bản gốc, Liệt kê chi tiết các mặt hàng trong lô hàng, số lượng, trọng lượng, kích thước, v.v.
-
Vận đơn (Airway Bill/ Bill of lading): Chứng từ thể hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa giữa người xuất khẩu và hãng vận chuyển.
-
Giấy phép (nếu có): 01 bản gốc
-
Giấy chứng nhận xuất xứ sản phẩm (Certificate of Origin) (nếu có): 01 bản gốc, chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa.
-
Bản tự công bố và phiếu thông báo kết quả kiểm tra chất lượng nhà nước
-
Giấy tờ khác theo yêu cầu của Hải quan (nếu có): Tùy vào từng trường hợp, cơ quan Hải quan có thể yêu cầu thêm các giấy tờ khác.
6. Quy trình làm thủ tục nhập khẩu
Quy trình nhập khẩu đồ gia dụng cũng tương tự như quy trình nhập khẩu các mặt hàng khác. Chi tiết về quy trình này được quy định cụ thể trong Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015, được sửa đổi và bổ sung bởi Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018. Quy trình làm thủ tục như sau:
Bước 1: Khai tờ khai hải quan
Chuẩn bị đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, hóa đơn thương mại, packing list, vận đơn đường biển, chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và mã HS đồ gia dụng.
Khai báo thông tin lên hệ thống hải quan qua phần mềm khai quan.
Nên nhờ người có chuyên môn khai báo để tránh sai sót.
Khai báo trong vòng 30 ngày kể từ ngày hàng hóa cập cảng.
Bước 2: Mở tờ khai hải quan
In tờ khai ra và mang bộ hồ sơ nhập khẩu xuống chi cục hải quan để mở tờ khai.
Tùy theo luồng phân luồng xanh, vàng, đỏ mà thực hiện các bước mở tờ khai.
Mở tờ khai chậm nhất trong vòng 15 ngày kể từ ngày khai tờ khai.
Bước 3: Thông quan hàng hóa
Cán bộ hải quan kiểm tra hồ sơ và chấp nhận thông quan tờ khai.
Đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan.
Trong một số trường hợp, có thể mang hàng về kho bảo quản trước khi bổ sung hồ sơ.
Bước 4: Mang hàng về bảo quản và sử dụng
Thanh lý tờ khai và làm thủ tục cần thiết để mang hàng về kho.
Chuẩn bị lệnh thả hàng, phương tiện vận tải và đảm bảo hàng được chấp nhận qua khu vực giám sát.
7. Công bố ATTP
Quy trình làm công bố An toàn thực phẩm (ATTP) cho mặt hàng đồ gia dụng tiếp xúc thực phẩm bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Chuẩn bị hồ sơ công bố ATTP cho mặt hàng đồ gia dụng theo quy định tại điều 7 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.
– Hồ sơ đăng ký công bố ATTP đồ gia dụng tiếp xúc thực phẩm phải bao gồm:
+ Bản công bố sản phẩm.
+ Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate).
+ Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm. Doanh nghiệp phải tự đăng ký và thử nghiệm mẫu với cơ quan, trung tâm có thẩm quyền của Bộ Y tế.
+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
+ Catalog của sản phẩm (nếu có).
– Lưu ý: Tất cả các hồ sơ trên phải được lập bằng tiếng Việt. Trường hợp có bản tiếng Anh, cần có dịch thuật công chứng.
Bước 2: Công bố ATTP
– Thực hiện công bố ATTP đối với mặt hàng bình thủy tinh chứa đựng thực phẩm trên trang một cửa quốc gia hoặc gửi bộ hồ sơ giấy về Bộ Y tế.
– Thời gian nhận kết quả công bố ATTP là 7 ngày làm việc.
Bước 3: Chờ phản hồi và bổ sung hồ sơ (nếu có)
– Cán bộ phụ trách sẽ kiểm tra hồ sơ và phản hồi yêu cầu bổ sung hồ sơ nếu hồ sơ bị thiếu hoặc sai.
– Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ, hồ sơ sẽ được duyệt và xác nhận công bố trên hệ thống một cửa.
Bước 4: Nhận kết quả công bố
– Sau khi hồ sơ được duyệt, công bố ATTP cho mặt hàng đồ gia dụng tiếp xúc thực phẩm sẽ được nhận kết quả.
Lưu ý: Quá trình làm thủ tục công bố ATTP cho bình thủy tinh chứa đựng thực phẩm cần được thực hiện trước khi nhập khẩu hàng. Thời gian làm công bố ATTP có thể kéo dài đến 30 ngày.
HVT Logistics – Đơn vị hỗ trợ nhập khẩu hàng gia dụng từ Trung Quốc về Việt Nam
Những mặt hàng đồ gia dụng nội địa Trung Quốc đang trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam. Với mức giá phải chăng, mẫu mã đa dạng và chất lượng ổn định, nguồn hàng này mang đến nhiều lợi ích cho các nhà kinh doanh. HVT Logistics cam kết cung cấp dịch vụ ủy thác nhập khẩu đồ gia dụng từ Trung Quốc với chất lượng hàng hóa đảm bảo và dịch vụ toàn diện.
HVT Logistics hỗ trợ tìm nguồn và vận chuyển hàng đồ gia dụng từ Trung Quốc về Việt Nam với quy mô lớn, bắt đầu từ 1 CBM hoặc 200kg trở lên. Nếu bạn chưa tìm được nhà cung cấp đồ gia dụng Trung Quốc uy tín và chất lượng, đừng lo lắng. Dịch vụ tìm nguồn hàng theo yêu cầu và thẩm định nhà cung cấp tại HVT Logistics sẽ giúp bạn vượt qua điều này. Bên cạnh đó HVT Logistics cũng hỗ trợ tìm xưởng uy tín để OEM hàng gia dụng từ Trung Quốc về Việt Nam với chi phí ưu đãi nhất trong thời kỳ hội nhập.
Trên đây là chia sẻ về quy trình nhập khẩu đồ gia dụng mà HVT Logistics muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng rằng bài viết này sẽ hữu ích trong quá trình kinh doanh đồ gia dụng nhập khẩu. Hãy liên hệ với HVT Logistics ngay nếu bạn đang có ý định nhập khẩu đồ gia dụng và cần tư vấn trực tiếp nhé !
Chúc các bạn thành công !