Trong quá trình xuất nhập khẩu, việc xuất hiện quá nhiều thuật ngữ chuyên ngành được viết dưới dạng viết tắt khiến người dùng khá mơ hồ. Là một trong những cụm từ viết tắt được sử dụng nhiều trong xuất nhập khẩu, CTNS có nghĩa là gì và các ngành nghề nào có liên quan tới CTNS, hãy cùng tìm hiểu với HVT Logistics nhé !
1. CTNS là gì trong xuất nhập khẩu?
Theo phân tích chung, CTNS là tên viết tắt của Cartons, có nghĩa là thùng giấy các tông. Đây là thuật ngữ xuất hiện rất nhiều trong quá trình xuất nhập khẩu, cụ thể là khâu vận chuyển hàng hóa.
Hiểu thế nào về thuật ngữ CTNS
Mục đích của việc viết tắt kể trên nhằm giúp cho việc biên soạn cũng như nắm bắt thông tin trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Vai trò của CTNS trong khâu xuất nhập khẩu
>>> Xem thêm: Hàng Taobao là gì?
2. Phân biệt các khái niệm về CTNS
Là tên viết tắt của nhiều cụm từ khác nhau trong tiếng anh, đây là lý do khiến người dùng dễ nhầm lẫn và sử dụng sai trong một số trường hợp. Do vậy cần phân biệt các khái niệm chỉ CTNS để tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
CTNS – Với ý nghĩa là thùng chứa
Đầu tiên, cụm từ CTNS sẽ dễ bắt gặp nhất trong ngành vận tải. Lúc này, thuật ngữ này dùng để mô tả trọng lượng của thùng hàng trong việc thông quan hàng hóa tại cảng.
Với các doanh nghiệp, khái niệm thùng chứa là dùng để chỉ những khối chữ nhật được dùng để chứa, đựng đồ đạc. Với chất liệu làm bằng sắt nên thùng chứa có thể bảo quản hàng hóa rất tốt dù vận chuyển xa.
Một số loại thùng chứa hiện nay thường được sử dụng như thùng chứa khô DC, loại thùng có thể tăng chiều cao HC, loại OT chuyên dùng để đựng các vật nhỏ hay loại RE là loại chuyên chứa hàng đông lạnh…
Do vậy, hiện nay nhiều người có xu hướng vận chuyển hàng bằng thùng chứa container vì giá thành rẻ hơn rất nhiều so với vận chuyển bằng đường hàng không mà chất lượng hàng hóa luôn được đảm bảo khỏi các va chạm hay móp méo.
Xu hướng vận chuyển hàng bằng CTNS vì sự an toàn cao
CTNS – Thuật ngữ dùng trong y khoa
Bên cạnh ý nghĩa sử dụng trong vận chuyển hàng, CTNS còn dùng trong y khoa như để chỉ một căn bệnh hay dịch vụ hỗ trợ điều trị tại bệnh viện.
Theo đó ta thấy rằng, thuật ngữ này không chỉ dùng riêng cho một ngành nhất định mà nó có ý nghĩa trong nhiều ngành khác nhau, do vậy khi sử dụng cần lưu ý để tránh nhầm lẫn.
3. Các ngành nghề có thể liên quan tới CTNS
Kỹ sư dự toán
Với nhiệm vụ ước tính dự kiến sẽ tính toán giá trị, các kỹ sư dự toán sẽ tính toán và đưa ra số lượng hàng hóa cũng như giá trị của nó thông qua việc quan sát các công trình kỹ thuật và bản vẽ thi công.
Cụ thể, theo sự phân công của trưởng bộ phận, các kỹ sư này sẽ tiến hành tính khối lượng hàng, giá lắp ráp cũng như trao đổi giá với nhà cung cấp hàng.
Sau đó họ sẽ quan sát và đánh giá về tài liệu thiết kế, nếu nó chưa đạt chuẩn thì họ sẽ tiến hành giải pháp thay thế để có chất lượng tốt hơn. Cuối cùng là bước kiểm tra và báo giá sau khi tính toán chính xác về mặt khối lượng hàng.
Tài liệu thiết kế liên quan đến CTNS.
Nhân viên điều chuyển hàng hoá
Đúng như tên gọi, đây là bộ phận có chức năng điều chuyển hàng hóa và sắp xếp hàng theo kế hoạch sao cho thuận tiện và dễ dàng nhất.
Đầu tiên, theo sự phân công thì nhân viên sẽ tiến hành giao các hàng hóa đã nhận đến các công ty, tổ chức, cá nhân đúng theo sự phân công.
Sau khi nhận đơn hàng của công ty, nhân viên sẽ sắp xếp và giao hàng đến khu vực hàng hóa nhất định. Công việc của họ cũng sẽ bao gồm cả việc bốc xếp hàng hóa theo đúng quy tắc và quy định về xếp dỡ.
Cuối cùng là bước lưu trữ hàng hóa và tiến hành xuất hóa đơn, thu tiền hàng khi có yêu cầu từ công ty.
Nhân viên điều chuyển logistics
Đầu tiên nhân viên sẽ nhận thông tin giao hàng và gửi các thông tin liên quan đến việc mở thầu cũng như gửi các lô hàng cho bộ phận mở thầu thực hiện công việc.
Tiếp theo, họ sẽ chọn ra nhà vận chuyển phù hợp để đảm bảo cho quá trình giao hàng diễn ra nhanh chóng, khoa học và tối ưu nhất về mặt chi phí.
Sau đó, họ sẽ điều phối và theo dõi đơn hàng cho đến khi hoàn tất việc giao hàng để đảm bảo hàng đến tay người dùng trong thời gian sớm nhất.
Khi có bất kỳ lỗi hay sai sót nào xảy ra thì họ sẽ kết hợp với các đơn vị khác để nghiên cứu và tìm ra hướng giải quyết.
Các chi phí phát sinh khi muốn đảm bảo công việc sẽ do nhân viên điều chuyển đàm phán với bên vận chuyển. Họ cũng sẽ là người tiến hành ghi nhận các chi phí phát sinh trên và lưu số liệu để làm cơ sở đánh giá bên vận chuyển.
Đơn hàng dù đã được giao cho bên vận chuyển nhưng nhân viên cũng phải theo dõi đơn hàng cũng như kết quả giao hàng để thu hồi phiếu cân và ghi chú việc giao hàng thành công hay thất bại để làm báo cáo kết quả.
Trên đây là chia sẻ của HVT Logistics về CTNS là gì, hy vọng qua bài viết này bạn có thể hiểu thêm về các thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu.
>>> Xem thêm: Certificate of Conformity (COC) là gì?
Mọi thông tin về các dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hoá quốc tế, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi tại:
Công ty TNHH TM&DV xuất nhập khẩu HVT
Địa chỉ: 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 1900.299.234
Email: [email protected]
Fanpage: