Là một trong những phương thức vận chuyển được tin dùng hiện nay, Cross Docking đang là phương thức giúp tiết kiệm thời gian đáng kể. Vậy Cross Docking là gì? Hãy cùng tìm hiểu với HVT Logistics nhé !
1. Cross Docking là gì?
Kỹ thuật bỏ qua lưu trữ hàng – Cross Docking
Cross Docking là một kỹ thuật trong logistics giúp bỏ qua việc lưu trữ cũng như thu gom hàng trong quá trình hoạt động tại kho. Cross Docking được phổ biến tại các khâu sản xuất, phân phối, vận tải của ngành logistics. Theo đó, hàng hóa sẽ được đưa đến nơi tiêu thụ mà không cần thông qua các khâu trung chuyển qua các kho bãi nên có thể tiết kiệm thời gian và chi phí.
Tuy vậy, phương thức này cũng cần có một địa điểm để tập hợp hàng, nhưng không dùng để lưu trữ mà chỉ tập hợp để chuyển sang các phương tiện vận tải và chuyển giao tới từng khách hàng.
Do vậy, để nhà kho không trở thành nơi lưu trữ hàng như các phương các khu vực lưu trữ khác thì hàng hóa sẽ được lưu tại điểm tập kết trên tối đa dưới 1 giờ trong thời gian đợi phân phối đến người dùng.
Lưu hàng không quá 1h tại điểm tập kết.
2. Cách thức vận hành Cross Docking
Cách thức vận hành Cross Docking là sẽ chuyển các lô hàng trực tiếp trailer đến cho các trailer đi và bỏ qua khâu trung gian. Các lô hàng thông thường chỉ mất khoảng 1 ngày ở cross dock, đôi khi là 1 giờ đồng hồ.
Cách thức vận hành Cross Docking
Cross Dock là cơ sở trung chuyển tiếp nhận xe chở hàng đã được phân loại và thu gom với sản phẩm khác, xếp hàng hoá sang xe tải đầu ra (outbound trucks). Sau đó các xe này sẽ rời khỏi cross dock đến một khu sản xuất hay cửa hàng bán lẻ khác.
3. Sự khác nhau giữa Cross Docking và kho hàng truyền thống
Nếu như các kho hàng truyền thống phải duy trì số lượng hàng tại kho cho đến khi có mặt đơn hàng của khách. Sau đó chúng sẽ được đóng gói và chuyển đến nơi nhận hàng theo yêu cầu.
Các đơn hàng này sẽ được lưu tại kho cho đến khi đơn vị vận chuyển đến lấy hàng và vận chuyển đến khách hàng. Các đơn hàng mới sẽ được bổ sung tại kho sau khi các đơn cũ đã được vận chuyển đi.
Lưu trữ hàng tại Cross Docking và kho truyền thống.
Còn với mô hình Cross Docking thì khách hàng có thể theo dõi đơn hàng đã đến kho hay chưa và đơn hàng cũng sẽ không bị lưu trữ tại kho nên đơn hàng sẽ được gửi đến khách hàng trong một khoảng thời gian.
Với mô hình này, người mua phải tốn thời gian trong việc chờ thời hạn để luân chuyển sản phẩm cũng như đưa hàng hóa đến kho. Nhưng vì quá trình giao hàng sẽ được diễn ra và tuân thủ theo quy trình nên việc giao hàng theo mô hình Cross Docking sẽ được chắc chắn.
Do vậy, khi thực hiện mô hình này đúng cách thì chi phí về kho, chi phí vận chuyển của doanh nghiệp sẽ được tiết kiệm hơn so với phương thức truyền thống.
Khi có rủi ro xảy ra, dù xảy ra khi vận chuyển hay thiệt hại cho khách hàng thì bên vận chuyển sẽ là bên chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
4. Phân loại Cross Docking
Cung cấp lô hàng đến các điểm bán lẻ.
Thuật ngữ “Cross Docking” được sử dụng để mô tả các hoạt động liên quan đến việc thu gom và vận chuyển sản phẩm một cách nhanh chóng. Napolitano (2000) đã đề xuất phân loại Cross Docking như sau:
- Cross Docking sản xuất (Manufacturing Cross Docking): Hỗ trợ và thu gom nguồn cung đầu vào để hỗ trợ phương pháp Just-in-time trong sản xuất. Ví dụ, một nhà sản xuất có thể thuê một kho gần nhà máy của họ và sử dụng nó để chuẩn bị công đoạn lắp ráp hoặc thu gom các thành phần cần thiết của từng bộ phận. Do nhu cầu của từng bộ phận được biết trước thông qua hệ thống hoạch định nguồn lực sản xuất (MRP), việc duy trì một lượng hàng tồn kho nhất định không cần thiết.
- Cross Docking nhà phân phối (Distributor Cross Docking): Thu gom các sản phẩm đầu vào từ các nhà cung cấp khác nhau thành một pallet sản phẩm hỗn hợp. Pallet này sẽ được giao cho khách hàng ngay khi các thành phần cuối cùng được nhận. Ví dụ, các nhà phân phối máy tính có thể đồng thời tìm nguồn linh kiện từ các nhà cung cấp khác nhau và kết hợp chúng thành một lô hàng duy nhất cho khách hàng.
- Cross Docking vận tải (Transportation Cross Docking): Kết hợp các lô hàng từ một số nhà vận tải khác nhau, như LTL (Less Than Truckload) hoặc theo gói nhỏ, nhằm tận dụng lợi thế kinh tế về quy mô.
- Cross Docking bán lẻ (Retail Cross Docking): Quá trình này liên quan đến tiếp nhận sản phẩm từ nhiều nhà cung cấp và phân loại chúng vào các xe tải đầu ra để giao đến các cửa hàng bán lẻ.
- Cross Docking cơ hội (Opportunistic Cross Docking): Có thể thực hiện ở bất kỳ kho hàng nào, chuyển một sản phẩm trực tiếp từ khu vực nhận hàng đến khu vực chuyển hàng để đáp ứng nhu cầu cụ thể, ví dụ như một đơn đặt hàng từ khách hàng.
5. Các mặt hàng phù hợp với Cross Docking
Vậy khi nào nên sử dụng Cross Docking? Khi khối lượng hàng đủ lớn và ít biến động thì mặt hàng mới đủ điều kiện để xem xét Cross Docking. Do vậy khi không cân đối giữa cung và cầu thì việc thực hiện Cross Docking sẽ không khả thi.
Các mặt hàng thường được dùng Cross Docking là mặt hàng dễ hư hỏng, mặt hàng có chất lượng cao, các mặt hàng có thông tin nhãn mác cụ thể, các sản phẩm có ít biến động hoặc những mặt hàng đã được đặt trước đó.
Trên đây là chia sẻ của HVT Logistics về Cross Docking là gì các cách thức vận hành như thế nào giúp các doanh nghiệp hiểu thêm về kỹ thuật này để đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho mình.
>>> Xem thêm: Tạm nhập tái xuất là gì? Mục đích và ưu điểm của tạm nhập tái xuất
Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ xuất nhập khẩu xin liên hệ với chúng tôi tại:
Công ty TNHH TM&DV xuất nhập khẩu HVT
Địa chỉ: 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 1900.299.234
Email: [email protected]
Fanpage: