Nếu bạn là người thường xuyên tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua đường biển, bạn chắc chắn đã từng nghe đến thuật ngữ BAF. Nhưng bạn có biết BAF là phí gì, phụ phí BAF do ai quy định và bên nào cần đóng không?
Hãy cùng HVT Logistics tìm hiểu A-Z trong bài viết sau đây.
1. Phí BAF là gì?
BAF là viết tắt của Bunker Adjustment Factor
BAF là viết tắt của Bunker Adjustment Factor, có nghĩa là phụ phí nhiên liệu. Đây là một loại phụ phí được áp dụng bởi các hãng tàu để bù đắp cho sự biến động của giá nhiên liệu dầu (bunker) trên thị trường quốc tế giữa thời điểm hàng hoá được vận chuyển.
Lý do của việc xuất hiện phụ phí này là bởi, các tàu chuyển hàng phải duy trì tốc độ vận chuyển nhanh để đảm bảo tiến độ giao vận, vì thế chi phí cho nhiên liệu là rất lớn. Nếu có bất cứ dao động đột ngột của giá nhiên liệu trong lúc chuyển hàng, hãng tàu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận. Do đó, phí BAF được sinh ra nhằm mục đích giúp hãng tàu có thể bù đắp, duy trì được lợi nhuận.
>>> Nếu đang gặp khó khăn về giấy tờ thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, tham khảo: Dịch vụ khai thuê hải quan tại Hà Nội để tiết kiệm thời gian, công sức trong việc kinh doanh.
2. Phụ phí BAF do ai quy định? Bên nào cần đóng?
Phụ phí BAF được quy định bởi các hãng tàu dựa trên công thức tính toán của họ. Công thức này có thể được tính theo phần trăm cước biển, mỗi container hoặc mỗi tấn hàng, tùy thuộc vào loại hợp đồng và điều kiện vận chuyển.
Bên cần đóng phụ phí BAF là bên thanh toán cước vận chuyển hàng hóa qua đường biển. Thông thường, bên thanh toán cước vận chuyển là bên xuất khẩu (EXW) hoặc bên nhập khẩu (CIF, DDP). Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bên xuất khẩu và nhập khẩu có thể thoả thuận chia sẻ phụ phí BAF theo tỷ lệ nhất định.
3. Phí BAF xuất hiện như thế nào trong XNK?
Phí BAF xuất hiện từ giai đoạn đầu những năm 1970, khi thế giới đối mặt với cuộc khủng hoảng dầu lửa, giá nhiên liệu bất ngờ tăng cao với biên độ cực lớn. Tình hình này tạo ra nhiều khó khăn cho các hãng tàu và đơn vị vận chuyển, khiến lợi nhuận của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Các đơn vị chủ hàng luôn yêu cầu các tàu vận tải container duy trì tốc độ để đảm bảo hàng hoá đến đích đúng thời hạn. Điều này dẫn đến chi phí nhiên liệu rất lớn. Trong khi đó, giá xăng dầu liên tục tăng, các hãng tàu không có đủ thời gian để điều chỉnh giá cước, gây thiệt hại đáng kể cho lợi nhuận của họ.
Để giải quyết tình hình này, chi phí nhiên liệu (phí BAF) đã được xuất hiện trở thành yếu tố không thể thiếu trong hoạt động giao thương và mua bán hàng hoá để đảm bảo lợi ích kinh doanh cho hãng tàu.
>>> Tham khảo: Phí vận chuyển từ Hàn Quốc về Việt Nam
4. Những loại phụ phí khác ngoài BAF
Ngoài phụ phí BAF, các hãng tàu còn áp dụng một số loại phụ phí khác để bù đắp cho các chi phí vận hành và rủi ro của họ. Một số loại phụ phí phổ biến như sau:
-
CAF – Currency Adjustment Factor: Phụ phí điều chỉnh tỷ giá ngoại tệ.
-
PSS – Peak Season Surcharge: Phụ phí mùa cao điểm. Phụ phí áp dụng trong những mua cao điểm cố định trong năm như từ tháng 11 đến tháng 1, Giáng sinh, Tết nguyên đán.
-
EBS – Emergency Bunker Surcharge: Phụ phí nhiên liệu cho tuyến chở hàng tại châu Á.
-
GRI – General Rate Increase: Phụ phí tăng giá chung. Loại phụ phí này được áp dụng trong thời gian giao hàng vào những đợt cao điểm phát sinh bất kỳ trong năm.
-
WRS – War Risk Surcharge: Phụ phí rủi ro chiến tranh. Phụ phí này được áp dụng khi tàu chở hàng đi qua khu vực có rủi ro chiến sự.
-
PCS – Port Congestion Surcharge: Phụ phí tắc nghẽn cảng. Phụ phí bù đắp trong trường hợp tắc nghẽn cảng, khiến hàng hoá đến nơi nhận bị chậm trễ, gây ra phát sinh chi phí cho hãng tàu.
-
LSS – Low Sulphur Surcharge: Phụ phí giảm thải lưu huỳnh. Phụ phí phục vụ việc xử lý, giảm thải nồng độ lưu huỳnh độc hại phát thải ra môi trường.
Lời kết
Trong bài viết này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu A-Z về thuật ngữ BAF là phí gì và những thông tin liên quan đến nó. Phụ phí BAF được tạo ra nhằm bù đắp cho sự biến động không ngừng của giá nhiên liệu dầu trên thị trường quốc tế, giúp các hãng tàu duy trì lợi nhuận và hiệu suất vận hành trong hoạt động vận chuyển hàng hoá.
Trong ngành hàng hải, việc hiểu rõ về các khoản phụ phí như BAF đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Điều này giúp cho các doanh nghiệp và cá nhân tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu sẽ quản lý chi phí tối ưu và tối đa hoá được lợi ích cao nhất cho bản thân mình trong việc giao nhận hàng hoá. Chúc các bạn thành công!
>>> Xem thêm: Vận chuyển hàng từ Singapore về Việt Nam