Tìm vị trí chụp tốt
Đối với chụp ảnh sét, một điều quan trọng bạn nên biết đó là điều kiện môi trường đang chụp sẽ không thể đoán trước và thường xuyên rơi vào trạng thái nguy hiểm. Nếu chụp ảnh sét, bạn sẽ luôn phải hiểu được rằng sẽ cần đến những yếu tố cơ hội và may mắn đồng hành cùng chứ không chỉ là về mặt kỹ thuật, kỹ năng chụp. Vì không thể nhìn thấy trước được những tia chớp đến khi nào nên người chụp sẽ phải tiên đoán thời điểm mà chúng xuất hiện.
Vì vậy hãy biết cách chọn vị trí chụp đủ tốt, thông thoáng để lấy được khung hình rộng và đồng thời vẫn phải đảm bảo an toàn. Nhất là không nên đứng gần những vị trí có vật dễ thu lôi. Thông qua cách quan sát các tia sét và sử dụng một ống kính góc rộng – loại ống kính giúp bao phủ một diện tích đủ rộng, qua đó có thể bắt được hình ảnh của sấm sét và tia chớp.
Lựa chọn thiết bị
Đối với thiết bị chụp ảnh sét hiệu quả, như đã đề cập ở trên, máy ảnh của bạn cần nên có cho mình một ống kính góc rộng. Nó sẽ cho phép bạn lấy bao quát được một vùng lớn và rộng hơn trong khung hình. Qua đó tăng thêm khả năng chụp được cảnh sét đánh trong trường ngắm của máy.
Bên cạnh đó, đa phần chụp ảnh sét đều sẽ diễn ra ngoài trời nên hãy nhớ bảo vệ thiết bị của bạn kỹ càng để tránh khỏi điều kiện thời tiết xấu. Bạn có thể sử dụng dù hoặc nắp che mưa để giúp giữ cho máy ảnh và ống kính luôn khô ráo, không bị vào nước.
Lấy nét ống kính
Nếu được thì bạn nên tắt chế độ tự động lấy nét trên ống kính. Sau đó chọn tính năng Infinity (vô cực – biểu tượng số 8 nằm ngang trên ống kính). Bên cạnh đó, cũng nên cân nhắc việc lấy nét bằng tay vì nó sẽ tốt hơn so với tự động lấy nét khi bạn đang chụp ảnh ánh sáng. Lý do là bởi ánh sáng từ các tia sét chắc chắn sẽ có tác động xấu và “đánh lừa” các bộ cảm biến nếu dùng hệ thống tự động lấy nét.
Ngoài ra việc thiết lập ống kính đúng cách để có độ sâu trường ảnh đến vô cùng sẽ hữu ích đối với chụp sét ở khoảng cách xa và vẫn đảm bảo có được hình ảnh sắc nét. Mặt khác, gần như những đối tượng ở gần với máy ảnh hơn sẽ không thể quá sắc nét. Nhưng thông thường, chúng cũng không phải đối tượng chụp chính nên bạn cũng không cần quá quan tâm đến chúng.
Cài đặt máy ảnh để chụp ảnh tia sét
-Tắt đèn flash: Đây là thao tác cần có vì vốn chủ thể chụp của bạn với ảnh chụp sét đã là “dạng flash tự nhiên”. Hãy để thiên nhiên tạo ra ánh đèn flash tuyệt vời của nó và nhiệm vụ của bạn đó là bắt trọn khoảnh khắc.
-Tắt tính năng giảm tiếng ồn: Nên tắt tính năng này vì thuờng ảnh chụp sét ban đêm giữa đám mây hay khoảng không sét đánh giữa đám mây và mặt đất thường không yêu cầu giảm nhiễu.
– ISO: Bạn có thể cài đặt thông số ISO 100 hoặc 200 là thích hợp cho chụp tia sét. Có thể dùng cài đặt tự động của máy ảnh vì nó có thể xử lý việc này.
-Cài đặt các thông số khác và thời gian phơi sáng:
Thông thường, các tia sét sẽ xuất hiện trong điều kiện ánh sáng yếu. Bạn có thể cân nhắc chọn độ sâu trường ảnh (DOF) nông, khoảng f/2.8 – f/5.6 – mức đủ để ánh sáng chiếu đến camera. Bên cạnh đó, bạn hãy đặt tốc độ màn trập B và sử dụng thêm dây cáp để giữ màn trập mở, sau đó chờ tia sét xuất hiện.
Trong trường hợp máy ảnh của bạn không cài đặt tốc độ màn trập Bulb, có thể chọn các thiết lập phơi sáng trong khoảng 10-30s. Đây là khoảng thời gian đủ để bắt được khoảnh khắc tia sét bắn ra. Có điều bạn cần phải quan sát các dạng tia sét đánh ra sao để có thể xác định được độ phơi sáng nên sử dụng.
Ngoài ra, những loại sét khác nhau sẽ tạo ra tốc độ khác nhau và cũng có những hướng khác nhau. Nếu nó ở gần bạn, phơi sáng lâu hơn 15 giây. Còn nếu ở xa hơn thì hãy phơi sáng 20 giây đến 2 phút để đạt hiệu quả tốt hơn.
Chụp ở định dạng RAW
Nếu bạn dùng loại máy ảnh DSLR hoặc hay máy ảnh ngắm và chụp kỹ thuật số, có thể bạn sẽ cần chụp ra tệp hình ảnh mà có thể dễ thao tác chỉnh sửa trong quá trình xử lý hậu kỳ. Vì vậy định dạng RAW sẽ là lựa chọn phù hợp. Hãy nhớ mang thêm thẻ nhớ để lưu trữ được nhiều ảnh hơn chụp ảnh ở định dạng RAW. Nếu muốn giải phóng dung lượng, bạn có thể xóa các điểm phơi sáng không bắt được tia chớp nào.
Dùng chân máy
Chân máy cũng sẽ là một đạo cụ hỗ trợ cần thiết khi chụp ảnh sét. Nếu như bạn đang muốn chụp ảnh sét đi cùng với một đối tượng cụ thể được lấy nét, hãy đặt máy ảnh lên trên một chân máy vững chắc, Nó sẽ giúp tránh hiện tượng rung máy. Bên cạnh đó, cân nhắc sử dụng thêm một thiết bị điều khiển từ xa (hoặc dây cáp) để đảm bảo rằng máy ảnh không bị tác động lực nào dù chỉ nhỏ nhất khi bạn bấm máy.
Bảo vệ thiết bị
Môi trường thời tiết để sét thường sẽ đi kèm với giông, mưa gió. Vì vậy bạn nên ưu tiên tìm vị trí khô ráo và che chắn để chụp ảnh. Đối với các thiết bị chụp, bạn cần bảo vệ máy ảnh và lens tránh khỏi nước mưa, nước hay các chất lỏng xâm nhập vài bởi nó có thể gây ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động của máy.
Nếu như ống kính bị dính nước thì ảnh chụp được có thể trở nên méo mó và hư hỏng. Vì vậy bạn nên dùng thêm kính lọc để có thể bảo vệ. Bên cạnh đó, có thể đem theo một phần vải thô mềm giúp lau sạch những giọt nước dính vào.
Mặt khác, bạn cũng có thể dùng vỏ nhựa hay tấm bìa nhựa bảo vệ cho máy ảnh. Nó được dùng để che thân máy, ống kính và nửa trên chân máy. Còn với các ống kính và phụ kiện khác, nên đặt chúng trong một chiếc túi kín và hạn chế thay đổi ống kính ở ngoài trời nếu trời mưa.
Luôn kiên trì và cần yếu tố may mắn
Với kiểu chụp các hiện tượng thiên nhiên như tia sét, bạn cần phải kiên nhẫn với chủ thể chụp này. Bạn nên sẵn sàng chịu chờ đợi đúng thời điểm với ngón tay của bạn luôn sẵn trên dây cáp và quan sát bầu trời cẩn thận. Nhấn nhả ngay khi bạn nhìn thấy một tia sét và với một chút may mắn, bạn sẽ chụp được một số tia sét phụ trong ảnh của mình.
Sét là ngẫu nhiên và đương nhiên nó không thể đoán trước được 100%. Bạn chỉ ước chừng được thời gian sét đánh ngay khi bạn đang ở trong bối cảnh điều kiện trời giống sét. Bạn cũng có thể có một buổi chụp sét phải ra về “tay trắng” nhưng đừng nản lòng. Với hơn 8 triệu tia sét mỗi ngày trên khắp trái đất, bạn sẽ luôn có nhiều cơ hội hơn với niềm đam mê của mình.
Nguồn tham khảo: youcanow, vuanhiepanh, kyma.