Trong vận tải đường biển chắc hẳn bạn đã từng nghe đến thuật ngữ Bill of Lading. Vậy Bill of lading là gì, quy trình để làm Bill of lading như thế nào. Bạn hãy chúng tôi tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để hiểu hơn về thuật ngữ này nhé.
1. Bill of Lading là gì?
Bill Of Lading – Vận đơn đường biển là chứng chỉ liên quan đến vận tải đường biển, chứng từ này được cấp phát bởi chính người chuyên chở hay đại diện của họ. Thông thường, loại vận đơn này được phát hành theo bộ 6 bản giống nhau.Bộ chứng từ này sẽ gồm 3 bản gốc và 3 bản copy. Quá trình sử dụng giao hàng, bộ vận đơn đường biển sẽ sử dụng 1 đến 2 bản gốc.
2. Các loại Vận đơn đường biển (Bill of Lading)
Dưới đây là các loại bill of lading mà bạn cần biết:
Phân loại Bill of Lading theo chủ thể nhận hàng
Sẽ bao gồm: Vận đơn đích danh và vận đơn theo lệnh
Vận đơn đích danh
Vận đơn đích danh (Straight B/L) là loại vận đơn được ghi rõ tên và địa chỉ của người nhận hàng.
Vận đơn theo lệnh
Vận đơn theo lệnh(To order B/L) là vận đơn mà hàng hoá ghi trong vận đơn đó sẽ được giao theo lệnh của một người nào đó bằng cách ký hậu lên mặt sau của vận đơn.
Phân loại Bill of lading theo chủ thể cấp vận đơn
Sẽ bao gồm: Vận đơn chủ và House Bill
Vận đơn chủ
Vận đơn chủ (Master Bill of Lading) là chứng từ thể hiện thông tin lô hàng vận chuyển giữa các đại lý vận tải, được phát hành bởi hãng vận chuyển có phương tiện như hãng hàng không, hãng tàu.
House bill
House Bill of Lading là vận đơn đường biển do công ty giao nhận vận tải phát hành, bạn có thể hiểu đơn giản nó là Vận đơn nhà.
>>> Xem thêm: Master bill là gì? Cách phân biệt Master Bill và House Bill
Dựa vào tính pháp lý của hàng hoá vận chuyển
Sẽ bao gồm: Vận đơn gốc và Vận đơn bản sao
Vận đơn gốc
Vận đơn gốc (Original bill of lading) là vận đơn bản chính có chữ ký của người vận chuyển, đại lý của người vận chuyển, thuyền trưởng hoặc đại lý của thuyền trưởng và dùng để nhận hàng tại nơi đến quy định trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa.
Vận đơn bản sao
Vận đơn bản sao(Copy bill of lading) là vận đơn được sao, chụp… dưới bất kỳ hình thức nào, hoặc có chữ “bản sao” (copy) trên vận đơn.
Dựa vào tính trạng bốc xếp hàng hóa
Bao gồm: vận đơn đã bốc hàng lên tàu, vận đơn nhận hàng để chở.
Vận đơn đã bốc hàng lên tàu
Vận đơn đã bốc hàng lên tàu(Shipped Bill of Lading) là vận đơn được ký phát khi hàng hóa đã được đưa lên tàu biển (hàng hóa đã ở trên tàu biển)
Vận đơn nhận hàng để chở
Vận đơn nhận hàng để chở(Received for shipment Bill of Lading) là vận đơn được cấp trước khi hàng hóa được xếp lên tàu, tức là hàng hóa thực tế chưa được xếp lên tàu.
Dựa vào phê chú trên vận đơn đường biển
Bao gồm: Vận đơn hoàn hảo và vận đơn không hoàn hảo
Vận đơn hoàn hảo
Vận đơn hoàn hảo(Clean bill of lading) là vận đơn được người chuyên chở ghi chú không có thiệt hại hoặc mất mát hàng hóa khi nhận hàng từ người gửi hàng
Vận đơn không hoàn hảo
Vận đơn không hoàn hảo(Unclean Bill of Lading) là vận đơn mà trên đó có ghi chú về tình trạng xấu của hàng hóa hoặc bao bì bị khuyết tật hay bị hư hỏng.
Dựa vào phương thức thuê tàu
Bao gồm:Vận đơn tàu chợ và vận đơn tàu chuyến
Vận đơn tàu chợ
Vận đơn tàu chợ(Liner Bill of Lading) là khi hàng hóa được gửi theo tàu chợ, người chuyên chở sẽ cấp cho người gửi hàng một vận đơn.
Vận đơn tàu chuyến
Vận đơn tàu chuyến (Voyage Charter Bill) là loại vận đơn được ký phát hành khi sử dụng phương thức thuê tàu chuyến và có câu “sử dụng với hợp đồng thuê tàu – tobe used with charter party”.
Dựa vào hành trình và phương thức chuyển chở hàng hoá
Bao gồm: Vận đơn đi thẳng, Vận đơn chở suốt, vận đơn đa phương thức, vận đơn giao hàng bằng điện, vận đơn đã được xuất trình
Vận đơn đi thẳng
Vận đơn đi thẳng(Direct Bill of Lading) là vận đơn được cấp trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển thẳng từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng mà không phải qua bất cứ một lần chuyển tải nào
Vận đơn chở suốt
Vận đơn chở suốt (tiếng Anh: Through Bill of Lading, viết tắt: Through B/L) được sử dụng khi hàng hoá được chuyên chở qua nhiều chặng và thông qua nhiều phương tiện vận chuyển khác nhau.
Vận đơn đa phương thức
Vận đơn đa phương thức là chứng từ vận chuyển hàng hóa theo ít nhất hai phương thức vận tải.
Vận đơn giao hàng bằng điện
Vận đơn giao hàng bằng điện (Telex Release B/L) đi kèm với khái niệm điện giao hàng (Telex Release), đơn giản là phương thức truyền tin của hãng tàu hay công ty giao nhận tại cảng bốc hàng đến văn phòng hay đại lý của họ tại cảng dỡ hàng rằng vận đơn gốc đã nộp tại cảng đến và yêu cầu thả hàng (release) cho người nhận hàng (consignee)
Vận đơn đã được xuất trình
Vận đơn đã được xuất trình(Surrendered Bill of Lading) là vận đơn mà ngươi giao hàng, sau khi nhận được trọn bộ vận đơn, đã xuất trình một bản gốc cho người vận chuyển hoặc đại lý của họ tại cảng xếp hàng.
3. Nội dung của Bill of Lading
Nội dung của Bill of Lading bao gồm:
● Số vận đơn: được quy định bởi chính người phát hành, giúp cho việc tra cứu B/L lô hàng và khai báo hải quan, cùng với đó là các thông tin liên quan đến hãng tàu, logo của hãng.
● Thông tin của người gửi hàng: họ và tên, địa chỉ người xuất hàng và người giao nhận.
● Thông tin của người nhận: có rất nhiều cách thể hiện khác nhau, căn cứ vào hợp đồng xuất nhập khẩu.
● Bên được thông báo: cũng ghi giống như mục nhận hàng.
● Tên tàu: mỗi loại tàu chở hàng trên biển sẽ có tên riêng, mã hiệu của mỗi chuyến đi .
● Cảng xếp và dỡ hàng: gồm tên, địa chỉ ở nơi bốc hàng lên, hạ hàng khỏi tàu cũng sẽ được ghi nhận.
● Thông tin của hàng hóa: được thể hiện thông qua mã HS và tên chung của lô hàng.
● Số kiện hàng, cách đóng gói: thông tin ghi rõ về số lượng của kiện hàng, số thùng hàng và lượng container.
● Số container, số chỉ: sẽ ghi các con số gọi là mã container, các chỉ số niêm phong nhằm hỗ trợ xác nhận giao hàng và bốc dỡ hàng.
● Thông tin về khối lượng, thể tích: mỗi một lô hàng sẽ có khối lượng, thể tích bìa khác nhau và chúng được thể hiện nhằm giúp cho công tác giao nhận, bốc dỡ hàng hóa.
● Thông tin của cược phí: các loại chi phí sẽ được thể hiện rõ bởi số tiền, số phí một cách tính chung bao gồm số tiền phải trả hay phải thu.
● Ngày tháng, thể hiện ngày tháng bốc lên tàu, chính thức giao cho đơn vị vận chuyển. Ngoài ra còn có các thông tin về thời gian cung cấp vận đơn, địa chỉ cung cấp.
● Số vận đơn gốc sẽ giúp bạn biết được thông tin phát hành bao nhiêu bản gốc ( thường sẽ là 3 bản).
● Phần chữ kỹ của người vận tải, đại lý được ủy quyền phát hành.
4. Lưu ý khi sử dụng vận đơn đường biển
Khi sử dụng vận đơn đường biển cần lưu ý một số đặc điểm sau:
– Tính pháp lý của vận đơn: vận đơn này được dùng chủ yếu trong công tác vận chuyển hàng hóa từ người giao đến người nhận nên cần đảm bảo tính pháp lý chắc chắn. Các hiện tượng như mất mát, hư hỏng sẽ được giải quyết dựa vào các thông tin của vận đơn. Theo đó, bạn cũng cần lưu ý vận đơn có tính pháp lý đúng đắn, chính xác khi làm căn cứ cho các bên.
– Kiểm tra thông tin của vận đơn: trên vận đơn thì cần kiểm tra các thông tin ghi trên đó để hạn chế thời gian xảy ra tranh chấp, kiện tụng. Các thông tin cần quan tâm nhất là chủng loại hàng hóa, số lượng hàng hóa, ngày tháng giao dịch, ký xác nhận hàng,..
Trên đây đều là các thông tin quan trọng giúp cho việc giao hàng, người nhận hàng có thêm căn cứ nhằm xác định được hàng hóa sẽ nhận như thế nào. Đồng thời có thể thực hiện việc thanh toán và công nợ ra sao.
Trên đây là toàn bộ thông tin về vận đơn đường biển là gì, chức năng của vận đơn đường biển. Nếu còn thông tin thắc mắc bạn có thể liên hệ ngay đến HVT Logistics để được tư vấn thêm về loại hình dịch vụ này.
Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ xuất nhập khẩu, xin liên hệ với chúng tôi tại:
Công ty TNHH TM&DV xuất nhập khẩu HVT
Địa chỉ: 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 1900.299.234
Email: [email protected]
Fanpage: