Được mệnh danh là cảng container quốc tế lớn nhất của Việt Nam, cảng Cát Lái hứa hẹn sẽ tạo nên sự phát triển vượt trội trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa. Quy mô và vai trò của cảng Cát Lái được thể hiện như thế nào, hãy cùng nhau tìm hiểu?
1. Cảng Cát Lái ở đâu?
Nếu như trước đây, cảng Cát Lái là cảng trực thuộc quận 2 thì sau quá trình sáp nhập đơn vị hành chính nên đã chính thức trở thành cảng trực thuộc thành phố Thủ Đức.
Là cảng container lớn nhất đất nước, cảng Cát Lái nối quốc lộ 1 cũng như các xa lộ vành đai trong và ngoài nên giúp hàng hóa lưu thông rất nhanh.
Với trụ sở đặt tại đường Nguyễn Thị Định, nơi đây kết nối trực tiếp với khu công nghệ cao quận 9 cũng như các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Vũng Tàu, Bình Dương nên việc lưu thông hàng từ cảng đến các vùng kinh tế trọng điểm trên trở nên dễ dàng và nhanh chóng.
Các bạn có thể đi theo địa chỉ trên Google Maps để tới được Cảng Cát Lái: TẠI ĐÂY
2. Lịch sử hình thành Cảng Cát Lái
Theo số liệu năm 1996 đến 2002 thì diện tích cảng là 170,000 m2. Tại đây có hai cần tàu 150m với khả năng đón tàu có trọng tải trên 20,000 DWT. Cũng tại thời gian này, nơi đây đã mở tuyến đường liên tỉnh từ xa lộ Hà Nội đến phà Cát Lái nên thu hút nhiều người quan tâm.
Đến năm 2005, khi cầu thủ thiêm được hoàn tất thì hoạt động đón tàu container từ cảng Tân Cảng được chuyển qua cảng Cát Lái nên từ đây, nơi này trở thành cảng trọng điểm của khu vực miền nam.
3. Quy mô Cảng Cát Lái
Đánh giá chung về quy mô cảng
Bên cạnh hệ thống phần cứng cho phép quản lý container theo thời gian thì cảng còn áp dụng hệ thống khai thác và quản lý container hiện đại. Điều này góp phần giúp tối ưu hóa năng lực, khai thác nhiều tiềm năng của cảng và hạn chế quá nhiều thời gian cho việc giao hàng.
Về thông tin cần tàu của cảng, cần tàu có chiều dài 2.000 m, bao gồm 10 bến ,30 cẩu bờ và chứa tàu có sức chứa lên đến 30.000 tấn. Về diện tích mặt bằng, Cảng đã đạt 60 ha cùng với hơn 450.000 m2 bãi chứa container, 6 kho hàng lưu trữ với sức chứa hàng trăm tấn hàng hóa.
Theo đánh giá, cảng Cát Lái là cảng có quy mô lớn hàng đầu của Việt Nam và nằm trong top 21 cảng hàng đầu của thế giới. Nơi đây được đánh giá rất cao khi chiếm gần 50 % thị phần container xuất nhập khẩu cả nước và 90% khu vực phía nam.
Có thể khẳng định, vai trò của Cảng Cát Lái trong quá trình thông thương hàng hóa là rất lớn. Giúp tốc độ tăng trưởng cũng như sự phát triển của ngành vận tải biển được phát triển hơn rất nhiều.
Tác động của quy mô Cảng Cát Lái đến các BĐS xung quanh
Có thể nói, logistics chính là mạch máu giúp thúc đẩy sự phát triển toàn diện của đất nước, bao gồm cả thành phố Thủ Đức – nơi có cảng Cát Lái trứ danh.
Để tiến trình xuất nhập khẩu được diễn ra thì hàng hóa phải đi qua cảng Cát Lái để thực hiện việc trung chuyển hàng hóa trong nước ra nước ngoài. Đây sẽ là nơi có vị trí trung tâm của tiến trình nói trên khi Cát Lái chính là cảng cuối cùng giúp trung chuyển hàng Việt ra thế giới.
Thực trạng cho thấy, tình trạng quá tải hàng ở các khu vực kết nối của cảng ngày càng nhiều. Điều này khiến các BĐS của vùng cũng bị ảnh hưởng trong một thời gian.
Vì vậy, để hoàn thành sứ mệnh này, cơ sở hạ tầng cùng việc quy hoạch, phát triển các công trình giao thông tại thành phố Thủ Đức phải được mở rộng và phát triển giao thương với các tỉnh ở khu vực Nam Bộ và Tây Nguyên.
Khi có sự phát triển về mặt cơ sở hạ tầng, Cát Lái sẽ thu hút nhiều nhà đầu tư đến từ các nơi, từ đó góp phần mở rộng và phát triển khu vực cảng Cát Lái ngày càng giàu mạnh, nâng tầm vị thế của các BĐS trong khu vực.
4. Công suất cảng Cát Lái
Về mặt công suất thiết kế, theo số liệu thống kê cho thấy công suất tối đa của cảng là 2,5 triệu TEU nhưng khối lượng hàng hóa cần xử lý lại lên đến 5,5 triệu TEU mỗi năm. Điều này cho thấy hiệu suất sử dụng cảng là tới 90% so với các bến cảng thông thường.
Đồng thời, theo nghiên cứu thì lưu lượng container của miền nam nước ta cũng tăng trưởng mạnh với con số từ 10 lên 20 triệu TEU trong vòng 10 năm. Thực trạng này sẽ làm tăng rủi ro đối với cảng Cát Lái trong việc tìm kiếm nguồn năng lực.
Vì khối lượng container không phân bổ đều nên dù khu vực Thành phố Hồ Chí Minh có đủ năng lực container để đáp ứng các nhu cầu vào năm 2030 nên vẫn gây ra sự thiếu hụt năng lực.
Trên đây là chia sẻ của HVT Logistics để trả lời câu hỏi Cảng Cát Lai ở đâu? Quy mô và lịch sử hình thành của Cảng Cát Lái. Hy vọng bài viết đem lại nhiều giá trí cũng như bạn đọc có câu trả lời của mình.
>>> Xem thêm: Vận tải đa phương thức là gì? Vai trò của vận tải đa phương thức với doanh nghiệp
Mọi thông tin chi tiết về dịch vụ xuất nhập khẩu, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi tại:
Công ty TNHH TM&DV xuất nhập khẩu HVT
Địa chỉ: 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 1900.299.234
Email: [email protected]
Fanpage: