Có thể nói, cụm từ xuất khẩu ròng đã quá quen thuộc với những người làm kinh tế nhưng với các chủ thể không làm kinh tế thì cụm từ trên vẫn còn khá xa lạ. Do vậy, bài viết này sẽ cung cấp thêm cho bạn các kiến thức liên quan đến xuất khẩu ròng, hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Xuất khẩu ròng là gì?
Quá trình xuất khẩu ròng là việc tổng hợp các chi tiêu của một quốc gia hoặc tổng GDP của nền kinh tế mở.
Theo đó, khi một quốc gia có có tính cạnh tranh cao trong quá trình xuất khẩu tại thị trường quốc tế thì xuất khẩu ròng sẽ tăng lên. Ngược lại, khi hàng xuất khẩu của quốc gia đắt hơn hàng nhập khẩu các nước khác thì người tiêu dùng trong nước sẽ chọn mua hàng từ nước ngoài để có giá ưu đãi hơn. Lúc này, xuất khẩu ròng sẽ giảm sút gây ảnh hưởng đến kinh tế quốc gia.
Ngoài tên gọi trên, xuất khẩu ròng còn được gọi là cán cân thương mại. Đây được xem là một mục trong tài khoản không thường nhật của cán cân thanh toán quốc tế.
Xuất khẩu ròng qua hình vẽ minh họa
Lúc này, cán cân thương mại sẽ ghi chép lại sự thay đổi trong quá trình xuất khẩu và nhập khẩu trong một thời gian nhất định. Từ đó đưa ra mức chênh lệch sau khi lấy xuất khẩu trừ nhập khẩu.
Nếu mức chênh lệch lớn hơn 0 thì cán cân trên sẽ có thặng dư và ngược lại, nếu nhỏ hơn 0 thì cán cân thương mại đã bị thâm hụt. Và khi nó bằng 0 thì đây được coi là trạng thái cân bằng của cán cân thương mại.
>>> Xem thêm: Hàng tạm nhập tái xuất là gì?
2. Quốc gia xuất khẩu ròng là gì?
Quốc gia xuất khẩu ròng (tiếng anh: Net Exporter) là khi một quốc gia hoặc lãnh thổ của quốc gia có giá trị hàng hóa xuất khẩu cao hơn giá trị hàng hóa nhập khẩu trong một khoảng thời gian nhất định thì quốc gia đó.
Quốc gia xuất khẩu ròng hay tiếng anh gọi là Net Exporter
Hoặc ta có thể hiểu theo cách, khi một quốc gia thực hiện việc bán hàng hóa do mình sản xuất trong nước cho quốc gia khác nhiều hơn so với việc mua hàng từ các quốc gia khác thì lúc này, quốc gia này được gọi là quốc gia xuất khẩu ròng.
Dựa trên các tài nguyên có sẵn tại đất nước, các quốc gia sẽ tiến hành sản xuất hàng hóa để bán ra bên ngoài. Khi không thể sản xuất, quốc gia sẽ nhập hàng được sản xuất của quốc gia khác.
Để phân biệt nhập khẩu và xuất khẩu, ta dựa trên việc quốc gia có sản xuất hàng hóa tại quốc gia mình hay nhập hàng được sản xuất từ quốc gia khác và bán lại trong nước.
Tiêu chí nhận biết quốc gia nhập khẩu và quốc gia xuất khẩu
Về đặc điểm, các quốc gia xuất khẩu ròng tham gia vào thị trường mua bán với mục đích mua bán hàng hóa trên khu vực toàn cầu. Cán cân thương mại của quốc gia đạt thặng dư khi tổng giá trị hàng xuất khẩu cao hơn so với hàng nhập khẩu.
Tuy nhiên, vì tính cạnh tranh cao nên thặng dư có thể bị thâm hụt đối với từng loại hàng hóa và dịch vụ được giao dịch tại các quốc gia hay các lãnh thổ.
3. Công thức tính xuất khẩu ròng
Xuất khẩu ròng sẽ được tính bằng cách lấy tổng giá trị xuất khẩu trừ đi tổng giá trị nhập khẩu. Trong đó:
-
Tổng giá trị xuất khẩu chính là tổng giá trị của các hàng hóa sản xuất tại Việt Nam và nơi nhận hàng tại nước ngoài.
-
Tổng giá trị nhập khẩu là tổng giá trị hàng hóa từ nước ngoài đưa vào tiêu thụ trong nước.
Do đó, nếu xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu thì xuất khẩu ròng sẽ thặng dư và ngược lại nếu nhập khẩu nhiều hơn thì xuất khẩu ròng sẽ bị thâm hụt. Và khi có sự thâm hụt thì buộc quốc gia phải vay tiền để thanh toán cho hàng hóa của mình từ các quốc gia có thặng dư.
4. Yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu ròng
Có 4 yếu tố ảnh hưởng tới xuất khẩu ròng là:
– Đầu tiên là chỉ số GDP, khi chỉ số này càng cao thì lượng nhập khẩu sẽ càng lớn vì khi đó, thu nhập khả dụng sẽ tăng nên người dân sẽ có xu hướng mua nhiều hàng và sử dụng nhiều dịch vụ hơn.
– Tiếp theo là mức độ chuyên môn hóa sản xuất, mức độ càng cao thì nhập khẩu càng nhiều.
– Khi giá hàng hóa tăng cũng như giá trị đồng tiền của quốc gia càng cao thì nhập khẩu sẽ tăng.
– Ngoài ra, các chính sách về thuế hoặc bảo hộ sản xuất do chính phủ đưa ra cũng gây ảnh hưởng đến việc nhập khẩu.
Trên đây là chia sẻ của HVT Logistics về xuất khẩu ròng là gì và các yếu tố ảnh hưởng bên cạnh đó biết được quốc gia xuất khẩu ròng là như thế nào, hy vọng bài viết đem lại nhiều giá trị cho bạn đọc.
>>> Xem thêm: Vận chuyển hàng Trung Quốc về Việt Nam
Mọi thông tin về dịch vụ xuất nhập khẩu quốc tế, xin liên hệ với chúng tôi tại:
Công ty TNHH TM&DV xuất nhập khẩu HVT
Địa chỉ: 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 1900.299.234
Email: [email protected]
Fanpage: